Chi tiết bài viết - Sở Y tế

Tăng cường và đẩy mạnh các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Tính đến ngay 29/4/2021 trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 27 ca tại 8/10 huyện, thị xã, thành phố với Trệu Phong (08 ca), TP Đông Hà (05 ca), TX  Quảng Trị (04ca), Vĩnh Linh (03 ca), Cam Lộ (03 ca), Gio Linh (02 ca), Hướng Hóa (01 ca), Hải Lăng (01 ca), không có tử vong, giảm 16,8 lần so với cùng kỳ năm 2020 (453 ca), tuy nhiên trong những năm gần đây, sốt xuất huyết bùng phát mạnh (năm 2019 (6201 ca), năm 2020 (908 ca) không chỉ ở các đô thị, đồng bằng trong tỉnh như Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, Triệu Phong mà ngay tại các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông cũng có chiều hướng gia tăng và lan rộng, trong một thời gian dài.

      

 

 Muỗi Aedes - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca sốt xuất huyết tăng gấp 8 lần trong hai thập kỷ qua,hiện đang lưu hành rộng rãi tại nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu, và được WHO liệt kê là 1 trong 10 bệnh do muỗi truyền đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết sốt xuất huyết lưu hành ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nơi sinh sống của các loài muỗi Aedes. Bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình thường cao và với hiện tượng thời tiết thay đổi như hiện nay bệnh thường xảy ra quanh năm. Mọi người sống trong các khu vực lưu hành địa phương của sốt xuất huyết đều có thể mắc bệnh hoặc nhiễm virus lành. Nhóm người có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết là trẻ em, người di cư hay du lịch đến từ các vùng không lưu hành sốt xuất huyết, người dân sinh sống tại các khu vực đô thị hóa, điều kiện kinh tế thấp kém và sử dungj nước không được kiểm soát, vùng thường xuyên có mật độ muỗi  Aedes cao. Bệnh  có thể gây dịch, hàng năm có hàng trăm ngàn ca mắc, hàng chục ca tử vong,

 

 

       Một buổi tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tính đến ngay 29/4/2021 trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 27 ca tại 8/10 huyện, thị xã, thành phố với Trệu Phong (08 ca), TP Đông Hà (05 ca), TX  Quảng Trị (04ca), Vĩnh Linh (03 ca), Cam Lộ (03 ca), Gio Linh (02 ca), Hướng Hóa (01 ca), Hải Lăng (01 ca), không có tử vong, giảm 16,8 lần so với cùng kỳ năm 2020 (453 ca), tuy nhiên trong những năm gần đây, sốt xuất huyết bùng phát mạnh (năm 2019 (6201 ca), năm 2020 (908 ca) không chỉ ở các đô thị, đồng bằng trong tỉnh như Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, Triệu Phong mà ngay tại các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông cũng có chiều hướng gia tăng và lan rộng, trong một thời gian dài. Nguyên nhân của tình hình trên là do thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho muỗi Aedes phát triển mạnh.Điều tra của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị cho biết  trên địa bàn các huyện miền núi không chỉ có muỗi Aedes aegypty mà còn có cả Aedes Abopictus - sinh sống ngoài nhà nên ít chịu tác động khi phun hóa chất diệt muỗi. Hơn nữa, các dụng cụ chứa và tích trữ nước trong và xung quanh nhà đều có mật độ bọ gây cao như lọ hoa, bể cá, chậu cây cảnh, dụng cụ chứa nước lớn nhỏ các loại, bể chứa nước trong nhà vệ sinh, lốp xe hỏng, gốc tre….. Các hoạt động thau rửa chum vại và xử lý môi trường trong nhà và xung quanh nhà  của người dân trên địa bàn không thường xuyên và triệt để làm cho muỗi có điều kiện sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh. Một số ca nhiễm sốt xuất huyết không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ tự khỏi là ổ chứa mầm bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng giao lưu với nhiều lý do khác nhau cũng làm cho mầm bệnh sốt xuất huyết di chuyển theo và gây ra các ổ dịch tại các huyện, thị xã, thành phố.

Nhằm ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên địa bàn trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, các đơn vị cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: Đẩy mạnh và thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tập trung vào xử lý bọ gậy và muỗi như làm nắp đậy kín bể, chum, thường xuyên thau rửa bể, chum vại. Hàng này quét dọn sân vườn, thu gom, loại bỏ các đồ vật phế thải có thể đọng nước xung quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe, chai lọ, ống bơ… Diệt muỗi trưởng thành bằng hóa chất diệt côn trùng khi có dịch, cùng với đó sử dụng các biện pháp bổ sung khác để diệt muỗi trưởng thành như xông khói, xua đập cơ học, mành rèm tảm hóa chất, hương xua muỗi vào những giờ muỗi hoạt động mạnh trong ngày. Thường xuyên giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết, giám sát cơ cấu loài và mật độ muỗi Aedes, typ huyết thanh gây bệnh trên địa bàn.Tăng cường các biện pháp xua diệt chống muỗi đốt người, đặc biệt chú ý bảo vệ trẻ em < 5 tuổi. Thực hiện các biện pháp xua và diệt lăng quăng/bọ gậy muỗi Aedes tại từng hộ gia đình và khu dân cư.Cập nhật đầy đủ và sớm các ca bệnh theo thông tư 54/BYT.

 

         Thực hiên công tác vệ sinh môi trường tại nơi ở, nơi làm việc phòng chống sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện đang là điểm nóng và vấn đề đáng quan tâm của y tế công cộng. Là bệnh do virus, chưa có vaccine và thuốc đặc trị, do đó phòng chống và hạn chế sự tiếp xúc muỗi - người là biện pháp quan trọng với thông điệp “ Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.

Để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững; thiết nghĩ bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự hưởng ứng của người dân.

 

          ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị

More
Thống kê
  • Hôm nay6
  • Tháng hiện tại566
  • Tổng lượt truy cập1.702.585
SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

Người chịu trách nhiệm: Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Sở
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333.3852.583; Fax: 0233.3852.586
 
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ