Chi tiết bài viết - Sở Y tế

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống đột quỵ 29/10: Chủ động kiểm soát và phòng tránh đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 trên thế giới, trung bình có 1 ca tử vong do đột quỵ sau mỗi 6 giây và cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, không phải trường hợp bị đột quỵ nào cũng dẫn đến tử vong. Nếu người bị đột quỵ được phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên hoặc được tầm soát, chẩn đoán để có biện pháp phòng tránh từ đầu thì có thể hạn chế nguy cơ tử vong hoặc bị các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não bắt đầu chết.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.

Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não.Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ. Loại đột quỵ này chiếm khoảng 15%.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 6,5 triệu người tử vong do đột quỵ. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 trên thế giới, trung bình có 1 ca tử vong do đột quỵ sau mỗi 6 giây và cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, không phải trường hợp bị đột quỵ nào cũng dẫn đến tử vong. Nếu người bị đột quỵ được phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên hoặc được tầm soát, chẩn đoán để có biện pháp phòng tránh từ đầu thì có thể hạn chế nguy cơ tử vong hoặc bị các biến chứng nguy hiểm.

Nhận diện sớm các dấu hiệu bị đột quỵ

Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST” để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian). Khuôn mặt/ Face:Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo.Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn. Tay/Arm: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê một bên tay, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,….Lời nói/Speech: Rõ nhất là một số người đột quỵ hay nói không rõ tiếng.Thời gian/Time: Đưa bệnh nhân đến bệnh viện khám ngay khi ghi nhận những dấu hiệu vừa kể trên.

Bệnh nhân Chayapoln Apichottawan đã qua cơn nguy kịch, nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hưng Thơ.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại BVĐK tỉnh Quảng Trị

Yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng tránh

        Các nhóm đối tượng dễ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường bao gồm:Ít vận động,ít tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe; thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá; ít ăn rau xanh nhưng thường xuyên dùng đồ ăn có hàm lượng chất béo, dầu mỡ cao; nam giới và cả phụ nữ khi bước qua tuổi trung niên; đang mắc hoặc đang điều trị các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, bị tiểu đường; người thừa cân, béo phì.

        Trao đổi với chúng tôi, Bs Lê Văn Lâm - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết:Trong những năm gần đây số ca đột quỵ nhập viện có xu hướng trẻ hóa mà nguyên nhân là do lối sống thiếu khoa học trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ít vận động, béo phì, lượng cholesterol quá cao.Thêm vào đó, ngày càng nhiều người trẻ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp cao - hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, và khuyến cáo cộng đồng các biện pháp phòng tránh đột quỵ như:Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe bản thân; có chế độ ăn uống hợp lý,không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn,nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây,ngũ cốc và các loại đậu,…; không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ; không sử dụng các chất kích thích; thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường.

                                                                                            ThsBs Lê Thạnh

More
Thống kê
  • Hôm nay8
  • Tháng hiện tại2650
  • Tổng lượt truy cập1.698.460
SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

Người chịu trách nhiệm: Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Sở
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333.3852.583; Fax: 0233.3852.586
 
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ