Chi tiết tin - Sở Y tế

Thư viện ảnh
Thống kê

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 245

Tổng lượt truy cập: 1.532.559

Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2023

14:32, Thứ Tư, 17-1-2024

Thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước. Trên cơ sở Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 của Bộ Tài chính về việc quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 cho các Sở, Ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định tại Thông tư số 78/2022/TT-BTC và các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:
 

1. Về tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước, thu dịch vụ sự nghiệp

- Tăng cường công tác quản lý thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; các khoản thu phải được hạch toán và theo dõi chi tiết từng nguồn thu, khoản thu; thực hiện trích, kê khai đầy đủ các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của nhà nước.

- Giám sát và công khai, minh bạch các khoản thu tránh phát sinh, tiêu
cực, lãng phí;

- Tăng cường triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt; bố trí đầu mối, nhân lực hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân, các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí và các dịch vụ y tế; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt của đơn vị mình; sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương thức: Mã vuông QR (chuyển khoản/thanh toán), qua website (chuyển khoản/thanh toán), Mobile Money và thẻ (POS); tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế.

2.  Về thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2022.
Từ ngày 01/7/2023, điều chỉnh mức tiền lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinhh phí để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, tổng hợp nguồn và nhu cầu kinh phí thực hiện gửi về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, trong đó:

- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 gồm:
+ Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 chưa sử dụng hết chuyển
sang;


+ Trích 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2022, riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá);

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.

3. Về tổ chức điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước.

Các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện chi ngân sách trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, trong đó lưu ý:

- Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, phân cấp quản lý ngân sách, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch; Tổ chức triển khai thực hiện dự toán được giao ngay từ đầu năm; rà soát hàng tháng, hàng quý, kịp thời xử lý ngân sách để tránh dồn chi vào cuối năm, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế đối với dự toán kinh phí được giao còn dư, không sử dụng hết, mà không kịp thời báo cáo để xử lý ngân sách theo quy định. Đặc biệt lưu ý, các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi; các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi không thường xuyên khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.

- Các đơn vị thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; quản lý chi đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm chặt chẽ đúng quy định; không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách đảm bảo xã hội theo chế độ; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc chi trả chế độ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp đối với công chức, viên chức, người lao động, trường hợp phát hiện việc thanh toán, chi trả không đúng chính sách, chế độ cần có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo chính sách, chế độ được thực hiện đúng và có hiệu quả.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc sử dụng ngân sách.
- Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành và gửi Sở Y tế trước 30/10/2023.

4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng.
Ngoài việc thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, các đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật. Xử lý kip thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

5. Về công khai ngân sách nhà nước

- Các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 06 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC.
- Các đơn vị được sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Đơn vị sử dụng tài sản nhà nước thực hiện công khai theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

Mỹ Lan

Các tin khác