Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 2

  • Hôm nay 167

  • Tổng cộng 2.086.178

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thuộc Sở Y tế

Ngày đăng: 12-11-2024

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thuộc Sở Y tế

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế bệnh viện;

Căn cứ Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 29/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Quảng Trị;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số     /TTr-SYT ngày    /    /2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thuộc Sở Y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:                                 

- Như Điều 2;

- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Lưu: VT, NC.

 

 

CHỦ TỊCH

Võ Văn Hưng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG TRỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       

QUY ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thuộc Sở Y tế

(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày     /    /2023

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

 
   

      Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh (sau đây gọi là Bệnh viện) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc Sở Y tế; chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y dược của các cơ sở đào tạo y dược và các đơn vị có nhu cầu.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế; chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế tuyến Trung ương, là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, trụ sở theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng

a) Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng cho tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến;

b) Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước;

c) Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi khác chuyển đến. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu;

d) Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện và nhu cầu của người dân;

đ) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị người bệnh theo các quy định của Bộ Y tế.

2. Đào tạo cán bộ y tế

a) Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp;

b) Cử viên chức đủ năng lực tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành lâm sàng;

c) Tổ chức đào tạo liên tục cho người làm việc trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định;

d) Cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng và thực hành lâm sàng cho các đối tượng đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, thực hành tại Bệnh viên theo quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thực hành cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

3. Nghiên cứu khoa học về y học

a) Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện;

b) Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c) Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp bệnh viện, khu vực, quốc gia.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật

a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viên tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ thuật về y tế đối với các cơ sở y tế trong tỉnh;

b) Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong tỉnh.        

5. Phòng bệnh

a) Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng;

b) Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Hợp tác quốc tế

Tham gia thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế với các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật, huy động nguồn vốn theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý kinh tế y tế

a) Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện;

c) Tạo thêm nguồn kinh phí hợp pháp từ các dịch vụ y tế theo quy định pháp luật;

d) Bệnh viện từng bước hạch toán chi phí để thực hiện đơn vị sự nghiệp công bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2) và tiến tới thực hiện đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) trong công tác khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước; huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viên theo đúng quy định của pháp luật;

e) Thực hiện tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân cấp của Sở Y tế và quy định của pháp luật;

h) Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế theo quy định;

i) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ theo quy định;

k) Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Bệnh viện theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

9. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình tổ chức và hoạt động của Bệnh viện với Sở Y tế và các cơ quan thẩm quyền liên quan.

10. Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện.

11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh

a) Bệnh viện Đa khoa tỉnh có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc.

b) Giám đốc Bệnh viện là người đứng đầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trực tiếp quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Bệnh viện.

c) Phó Giám đốc Bệnh viện là người giúp Giám đốc Bệnh viện phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, 01 Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Bệnh viện.

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốcPhó Giám đốc Bệnh viện thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.

2. Các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

- Năm 2023:

a) Các phòng chức năng, gồm 07 phòng:

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Tài chính kế toán;

- Phòng Kế hoạch tổng hợp;

- Phòng Điều dưỡng;

- Phòng Hành chính Quản trị;

- Phòng Vật tư - Thiết bị y tế;

- Phòng Công nghệ thông tin.

b) Các khoa chuyên môn, gồm 28 khoa:

- Khoa Huyết học - Truyền máu;

- Khoa Hóa sinh;

- Khoa Vi sinh;

- Khoa Giải phẫu bệnh;

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;

- Khoa Thăm dò chức năng;

- Khoa Dược;

- Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức;

- Khoa Phụ sản;

- Khoa Ngoại tổng hợp;

- Khoa Ngoại chấn thương - Bỏng;

- Khoa Ung bướu;

- Khoa Răng - Hàm - Mặt;

- Khoa Tai - Mũi - Họng;

- Khoa Mắt;

- Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng;

- Khoa Nhi;

- Khoa Khám bệnh;

- Khoa Hồi sức tích cực - chống độc;

- Khoa Nội tổng hợp;

- Khoa Nội thận - Tiết niệu - Thận nhân tạo;

- Khoa Nội tim mạch;

- Khoa Lão học;

- Khoa Da liễu;

- Khoa Bệnh nhiệt đới;

- Khoa Tâm thần;

- Khoa Y học cổ truyền.

- Giai đoạn 2024 – 2025:

a) Các phòng chức năng, gồm 09 phòng:

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Tài chính kế toán;

- Phòng Kế hoạch tổng hợp;

- Phòng Điều dưỡng;

- Phòng Hành chính Quản trị;

- Phòng Vật tư - Thiết bị y tế;

- Phòng Công nghệ thông tin;

- Phòng Công tác xã hội (tách từ phòng Điều dưỡng);

- Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện (tách từ phòng Kế hoạch tổng hợp).

b) Các khoa chuyên môn, gồm 35 khoa:

- Khoa Huyết học - Truyền máu;

- Khoa Hóa sinh;

- Khoa Vi sinh;

- Khoa Giải phẫu bệnh;

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;

- Khoa Thăm dò chức năng – Nội soi (đổi tên khoa Thăm dò chức năng);

- Khoa Dược;

- Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức;

- Khoa Phụ sản;

- Khoa Ngoại tổng hợp;

- Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - Bỏng (đổi tên khoa Ngoại chấn thương - Bỏng);

- Khoa Ung bướu – Y học hạt nhân (đổi tên khoa Ung bướu);

- Khoa Răng - Hàm - Mặt;

- Khoa Tai - Mũi - Họng;

- Khoa Mắt;

- Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng;

- Khoa Nhi;

- Khoa Khám bệnh;

- Khoa Hồi sức tích cực - chống độc;

- Khoa Nội tổng hợp - Nội tiết (đổi tên khoa Nội tổng hợp);

- Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu (đổi tên khoa Nội thận - Tiết niệu - Thận nhân tạo);

- Khoa Nội tim mạch;

- Khoa Lão học;

- Khoa Da liễu;

- Khoa Bệnh nhiệt đới;

- Khoa Tâm thần;

- Khoa Y học cổ truyền;

- Khoa Dinh dưỡng (tách từ phòng Điều dưỡng);

- Khoa Ngoại thận - Tiết niệu (tách từ khoa Ngoại tổng hợp);

- Khoa Ngoại thần kinh - Sọ não (tách từ khoa Ngoại chấn thương - Bỏng);

- Khoa Cấp cứu (tách từ khoa Khám bệnh);

- Khoa Đột quỵ (tách từ khoa Hồi sức tích cực - chống độc);

- Khoa Nội - Cơ - Xương - Khớp - Thần kinh (tách từ khoa Nội tổng hợp);

- Khoa Điều trị theo yêu cầu (sáp nhập các phòng điều trị theo yêu cầu từ các khoa).

c) Các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải đảm bảo bố trí số người làm việc, số lượng cấp phó theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ.

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách khác đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các khoa, phòng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luậttheo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Điều 4. Số lượng người làm việc

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị, quyết định số lượng người làm việc của đơn vị, bảo đảm không được thấp hơn định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

2. Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý viên chức và người lao động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc, vị trí việc làm, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, khả năng tự chủ của Bệnh viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Căn cứ Quy định này, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh ban hành Quy chế làm việc, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các khoa, phòng thuộc Bệnh viện; phân công trách nhiệm cho các viên chức, người lao động của Bệnh viện.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc có quy định mới, không phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, đề xuất Sở Y tế xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp theo quy định của pháp luật./.