Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 16

  • Hôm nay 757

  • Tổng cộng 1.699.673

Những khó khăn, thách thức trong công tác Phòng chống và loại trừ sốt rét tại Quảng Trị

Ngày đăng: 24-02-2023

Nhận diện khó khăn và thách thức

Dữ liệu thống kê từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2022, Quảng Trị ghi nhận có 18 ca sốt rét tăng hơn 17 ca so với cùng kỳ năm 2021, xảy ra chủ yếu tại các xã có chung đường biên giới với Lào như A Dơi, Xy, Thanh, Thuận....Bên cạnh đó, một số xã nhiều năm liền không có nay xuất hiện ca sốt rét như Đakrông, Hướng Hiệp (huyện Đakrông); Hướng Linh, Thuận, Hướng Lộc (Huyện Hướng Hóa) nguy cơ lây lan ra tại chỗ nếu thiếu các biện pháp phòng chống tích cực.Mặc dầu, có sự hỗ trợ của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Quy nhơn nhưng năm 2022, chỉ có khoảng gần 46.000 người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa được thực hiên bằng phun tồn lưu trong nhà tại các xã thuộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, chiếm khoảng 50%  theo kế hoạch đề ra so với quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, việc đại dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, điều kiện kinh tế khó khăn do giãn cách xã hội trong một thời gian dài, việc giao lưu qua lại biên giới với phía bạn Lào do thăm thân, chăn nuôi, sản xuất với số lượng người thường xuyên lớn nhưng thiếu các yếu tố bảo vệ cá nhân tránh mắc sôt rét không được người dân quan tâm thực hiên, làm gia tăng số ca nhiễm. Trong đợt giám sát dịch tể vào cuối tháng 12/2022 trong khi trò chuyện với anh Hồ Văn Ph  trú tại thôn Rapo - xã Xy cho biết nhóm của anh từ 4- 6 người thường xuyên đi săn bắt thú rừng, tìm lan trong khoảng từ 1-2 tuần đến khi sắp cạn lương thực mới trở về. Việc nắm bất số lượng đối tượng nguy cơ cao không đầy đủ nên công tác tư vấn các biện pháp tự bảo vệ cho cá nhân phòng tránh mắc sốt rét hạn chế, Ngoài ra, việc chuyển đổi nguồn lực đầu tư từ Dự án mục tiêu Y tế- Dân số của Bộ Y tế về địa phương trong hai năm qua gặp không ít khó khăn do kinh phí đầu tư hạn chế. Các nguồn tài trợ khác như Dự án RAI3E không bao phủ hết các hoạt động như phun hóa chất tồn lưu cho những nơi thiếu màn, tỷ lệ ngủ màn thấp, nhất là các xã vùng sốt rét lưu hành nhẹ như Hướng Linh, Hướng Việt trong khi có sự xuất hiện của các loài muỗi truyền bệnh chính là An dirus, An minimus hay sự hồi phục do thiếu các biện pháp can thiệp trong thời gian dài.Thuốc sốt rét các loại tuy không thiếu để điều trị ca nhiễm sốt rét nhưng diện xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa còn nhiều, dẫn đến việc điều chuyển và phân bổ gặp nhiều khó khăn trong khi địa bàn các xã còn xa Trung tâm Y tế huyện; một số loại thuốc như Pyramax không sử dụng cho trẻ em dưới 8 tuổi hay < 20 kg, hay các thuốc có số lượng nhỏ như Quinine, Chloroquine khó mua sắm thông qua đấu thầu; sự dịch chuyển chủng ký sinh trùng không dự báo được như năm 2022 hơn 90% số ca nhiếm sốt rét trên địa bàn là P.vivax- việc đảm bảo liệu trình 14 ngày vào tận dạ dày tránh tái phát xa đang là nỗi lo lắng săp tới nếu không có sự giám sát trực tiếp của Y tế cơ sở. Kỹ năng giám sát, dự báo, truyền thông, phát hiện, điều trị sôt rét trong nhiều năm qua bị bỏ ngõ do bận đầu tư vào phòng chống COVID-19, sốt xuất huyết, bạch hầu, và các bệnh mới nổi khác xuất hiện trên địa bàn tỉnh nhà.  

Một buổi truyền thông PCSR cho các đối tượng nguy cơ cao tại xã A Dơi, Hướng Hóa

           Giải pháp thực hiện

         Mục tiêu loại trừ sốt rét và mốc thời gian ấn dịnh mà Chính phủ Việt nam cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ loại trừ chậm nhất là vào năm 2030, do đó chính quyền các cấp cần tăng cường đầu tư thêm nguồn lực bao gồm nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để giải quyết các thách thức đặt ra tại các điểm nóng sốt rét là dân cư sống tại các xã vùng biên giới, số ca nhiễm chủ yếu là do giao lưu qua lại, biên giới, đi rừng, ngũ rẫy nhưng thiếu các biện pháp bảo vệ cá nhân; tạo ra sinh kế mang tính bền vững cho người dân như bố trí đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề. Đảm bảo đủ các vật tư như thuốc, hóa chất, vật tư nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý các ổ bệnh mới, cũ. Nâng cao năng lực dự báo sớm sốt rét từ sớm, từ xa cho đội ngũ y tế các tuyến thông qua hệ thống giám sát thường quy như thăm hộ gia đình hàng tháng kết hợp với truyền thông trực tiếp cho các đối tượng đích, bà mẹ, trẻ em tránh mắc và tử vong do sốt rét. Có kế hoạch đầu tư và bổ sung nhân lực xét nghiệm tại chỗ để hoạt động điểm kính hiển vi ngày càng hiệu quả thông qua đào tạo ngắn hạn và bổ sung định kỳ, cung cấp hình ảnh ký sinh trùng sốt rét qua các bộ lam mẫu và tranh. Đa dạng hóa các loại hình truyền thông thích hợp cho các đối tượng tại các địa bàn khác nhau như Tổ chức sự kiện để thu hút sự tham gia của người dân, họp dân hàng tháng, truyền thông trực tiếp thông qua khám chứa bệnh tại cơ sở y tế và tại nhà về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại, cách phòng tránh bệnh sốt rét để người dân tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng như ngủ màn, võng màn không chỉ khi ở nhà mà kể cả khi đi rừng, ngũ rẫy; dọn dẹp nhà cửa khang trang tránh muỗi trú đậu trong nhà; phát quang bụi rậm; khơi thông cống rãnh xung quanh nhà; mặc áo quần dài tay khi đi làm; đi làm muộn về sớm, dùng hương, kem xua muỗi.....

Y sỹ Cù Giặc Hiền - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Xy cho bệnh nhân sốt rét uống thuôc tại nhà tháng 10/2022

           Trước những khó khăn về hóa chất, vật tư, thuốc sốt rét tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống và loại trừ sốt rét khu vực Miền Trung- Tây nguyên ở thành phố Huế tháng 12/2022, nhiều ý kiến từ các tỉnh đề nghị Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng mua sắm tập trung thuốc,vật tư, hóa chất  thông qua nhu cầu của địa phương giúp cấc tỉnh đảm bảo triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế.

Nhận diện đúng khó khăn và thách thức trong phòng chống và loại trừ sốt rét chỉ là bước đầu tiên, điều quan trọng là đảm bảo các điều kiện cần và đủ được triển khai sớm mới mang lại hiệu quả.

           Tiểu phẩm tham dự Hội thi Truyền thông PCSR tháng 8/2022 của Trạm Y tế xã Xy

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân nói chung; phòng chống và loại trừ sốt rét nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội; không chỉ của riêng ngành y tế. Do đó, cần có sự quan tâm đầu tư, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; sự chung tay của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân mới thành hiện thực.

                        ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị