Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 28

  • Hôm nay 1121

  • Tổng cộng 1.694.549

Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và những khó khăn cần được giải quyết

Ngày đăng: 10-10-2024

 

Người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị. Ảnh: BỘI NHIÊN

Hiện nay, chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng được triển khai và duy trì hoạt động dựa vào mạng lưới bao gồm Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, 9 Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố và 125 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Tuy có các điều kiện thuận lợi là mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản hoạt động thường xuyên, hiệu quả và luôn được cập nhật kiến thức chuyên môn nhưng đến nay hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng ở tỉnh Quảng Trị vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa có bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh, y tế tuyến huyện chưa có cán bộ chuyên khoa tâm thần nên phải kiêm nhiệm, kinh phí mua thuốc cấp với người bệnh tâm thần điều trị ngoại trú bị cắt hoàn toàn và hoạt động sàng lọc chưa triển khai được do không đủ nhân lực. Đặc biệt, việc cắt hoàn toàn kinh phí mua thuốc cấp với người bệnh tâm thần điều trị ngoại trú tại nhà làm người bệnh phải đi khám bảo hiểm y tế để được nhận thuốc gặp khó khăn về chi phí đi lại dẫn đến bỏ trị, người mới mắc bệnh không được tiếp cận điều trị sớm. Nếu trước đây người bệnh sau khi điều trị ổn định được đưa về địa phương duy trì điều trị và được theo dõi chăm sóc, nhận thuốc tại Trạm Y tế thì nay phải đến khám và nhận thuốc tại y tế tuyến huyện (Olanzapin, Risperidon, Carbamazepin) và y tế tuyến tỉnh (Clozapin, Mirtazapin). Trường hơp người bệnh được điều trị lâu năm đã bị kháng thuốc thì phải được điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa để được phối hợp thuốc, thay đổi phác đồ điều trị, điều trị bằng thuốc thế hệ mới. Do đó, một khi giải quyết được những khó khăn này thì chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng sẽ triển khai tốt hơn nữa các hoạt động có ý nghĩa “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác” theo tinh thần của Kế hoạch Quốc gia Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025.

BỘI NHIÊN