Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 10

  • Hôm nay 2298

  • Tổng cộng 1.695.726

Vì rằng cốt nhục đồng bào

Ngày đăng: 30-05-2023

Trong dòng người hồi hương ấy có gia đình nhỏ người dân tộc Mông của chị Thò Ý Dũng đã gần kề ngày sinh con thứ 2 đưa nhau trở về quê nhà xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Và chính trong hành trình đi từ tâm dịch giữa làn sóng thứ tư của COVID-19, gia đình chị Dũng đã qua cơn bĩ cực bằng sự hy sinh được thể hiện qua hành động tương trợ và sẻ chia của người dân cùng sự bảo vệ, chăm sóc và nâng đỡ của ngành y tế huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị…

Con trai sơ sinh của sản phụ Thò Ý Dũng ngủ ngon, an lành bên mẹ Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng. Ảnh: Ngô Tuấn

Đẻ rơi trên đường về quê tránh COVID-19

Trong nhóm 10 người đồng hương Nghệ An đi xe máy từ Bình Phước về quê tránh dịch đến địa phận làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào đêm 7/10/2021, chị Thò Ý Dũng đang mang thai con thứ 2 ở tuổi 21. Bởi đã quá mệt nên cả nhóm vào nghỉ lấy sức trong mái hiên của ngôi quán trước nhà bà Trần Thị Liên và ông Nguyễn Văn Đoàn cạnh ngã ba Long Hưng là cửa ngõ phía Bắc trên Quốc lộ 1A của huyện Hải Lăng. Khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 8/10/2021, chị Dũng có dấu hiệu chuyển dạ bất ngờ. Trong khi cả nhóm đang hết sức bối rối thì chị Dũng đã sinh con ngay trong hiên quán vào lúc hơn 7 giờ. Khi chồng của chị Dũng là anh Và Bá Sao đang luống cuống không biết phải làm gì và con trai 2 tuổi của họ lo sợ nhìn mẹ gắng sức nén đau thì một người đi đường dừng lại mà dù biết rằng người vừa sinh con là người lạ đang về quê tránh COVID-19 nhưng bởi hiểu đó là người dân nước mình, cốt nhục đồng bào mình nên đã báo với lực lượng đang làm nhiệm vụ trực chốt phòng chống COVID-19 ở trạm cảnh sát giao thông gần đó. Ngay lập tức, tổ cảnh sát giao thông đến nơi chị Dũng vừa sinh con đồng thời thông báo sự việc với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hải Lăng. Rất nhanh, một kíp cấp cứu sản khoa đã tới đón gia đình anh Sao, chị Dũng vừa có thêm con trai có cân nặng 3 kilogam…

Năm 2020, anh Và Bá Sao và chị Thò Ý Dũng đưa con trai hơn 1 tuổi vào tỉnh Bình Phước với giấc mơ thay đổi cuộc sống gia đình. Tại Bình Phước, anh Và Bá Sao làm công việc cạo mủ cao su thuê chưa được bao lâu thì làn sóng COVID-19 thứ tư với sự hoành hành của biến chủng Delta đã lan rộng và ngấm sâu vào cộng đồng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong thời gian dài, nhất là các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai,… Trong cơn lốc lây lan của biến chủng Delta từ cuối tháng 5/2021, số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhanh chóng tăng cao đồng loạt ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Nam với nhiều diễn biến hết sức phức tạp nên Chính phủ và chính quyền các địa phương phải đưa ra hàng loạt quyết định chưa từng có mà đặc biệt là giãn cách xã hội dài ngày cùng nhiều biện pháp đồng bộ để chặn sự lây lan của COVID-19, vượt qua thời đoạn thử thách cam go nhất để dần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Và, trong hơn 100 ngày 19 tỉnh, thành phố ở phía Nam dồn sức chống dịch COVID-19 với những bước, những mục tiêu, những giải pháp và cấp độ khác nhau, ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt thì hàng chục vạn lao động tạm trú như vợ chồng anh Sao chị Dũng không còn việc làm, không có tiền để trang trải những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong những ngày căng thẳng nhất. 4 tháng mất kế sinh nhai cộng với cảm giác sợ hãi khi chứng kiến COVID-19 đã gây ra những mất mát tang thương, hai vợ chồng nghèo cùng con nhỏ của họ không thể trụ lại Bình Phước nên quyết định rời nơi mình vừa khởi nghiệp để về quê tránh dịch, sinh con và tạo dựng lại cuộc sống.

Đó là lần về quê với hai bàn tay trắng và cuộc sinh nở bất ngờ của chị Thò Ý Dũng đã trở thành lần đẻ rơi bên đường trong tình cảnh không có thẻ bảo hiểm y tể, không có tiền,…

Con trai sơ sinh của sản phụ Thò Ý Dũng bú mẹ. Ảnh: Ngô Tuấn

Tương cứu giữa lúc căng mình chống dịch

Trong bối cảnh COVID-19 đặt ra hàng loạt yêu cầu phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt chưa từng có, TTYT huyện Hải Lăng tiếp nhận và đưa mẹ con sản phụ Thò Ý Dũng cùng người nhà vào chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại khu dành riêng người bệnh có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2. Thực hiện ngay các kỹ thuật chăm sóc thiết yếu về sản khoa và sơ sinh, cán bộ và nhân viên y tế đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo công tác phòng chống COVID-19 với anh Và Bá Sao, chị Thò Ý Dũng hai con của họ. Sau các bước kỹ thuật đó, TTYT huyện Hải Lăng bố trí nơi ăn chốn của 4 con người xa lạ bỗng trở nên rất đặc biệt tại khu vực dành riêng những trường hợp có nguy cơ mắc COVID-19 đã được thiết lập với sự quan tâm chăm sóc mỗi ngày. Và, đó cũng là lúc cán bộ và nhân viên y tế nhận ra vợ chồng anh Sao, chị Dũng đã vì phải về quê tránh dịch mà không kịp có bất cứ sự chuẩn bị nào cho sự ra đời của đứa con thứ 2. Bắt đầu từ lúc ấy, một hành trình tương cứu chưa từng có tiền lệ do cán bộ và nhân viên TTYT huyện Hải Lăng khai mở bằng việc kêu gọi, quyên góp đã đưa rất nhiều lòng tốt đến với gia đình nhỏ người dân tộc Mông ngay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cũng đang căng mình phòng chống COVID-19

Ký nhận hỗ trợ từ Quỹ Nhà hảo tâm trao tặng. Ảnh: Ngô Tuấn

Làm sao để anh Và Bá Sao và con trai 2 tuổi có nhu yếu phẩm thiết yếu, làm sao để chị Thò Ý Dũng vừa sinh con có đủ thức ăn nước uốngcác vật dng cần thiết, làm sao để bé trai vừa chào đời có đủ chiếc khăn tấm tã của trẻ sơ sinh,… vừa là trăn trở vừa là mục đích của những cán bộ y tế như anh Ngô Tuấn, chị Phan Thị Thùy Trang, bác sỹ Hồ Văn Lộc, bác sỹ Lê Phước Nho và các điều dưỡng viên, nhân viên công tác xã hội của TTYT huyện Hải Lăng. Nhìn bé trai kháu khỉnh mới hơn nửa ngày tuổi ngủ yên bên lòng mẹ, tập thể cán bộ và nhân viên y tế không hề ngần ngại với việc chị Dũng không có thẻ bảo hiểm y tế mà tất cả đều cùng nhau chăm sóc hai mẹ con thật chu đáo, động viên cnhà yên tâm, thay nhau hỏi xin áo quần trẻ sơ sinh và các vật dụng sinh hoạt từ các sản phụ khác, kêu gọi sự giúp đỡ người mẹ trẻ vừa qua cơn vượt cạn trên đường tránh dịch, vận động cộng đồng hỗ trợ gia đình chị vượt qua thời điểm khó khăn.. Và phép màu đã đến khi sau 1 ngày kêu gọi, Tổ Công tác xã hội của TTYT huyện Hải Lăng đã nhận được 41,4 triệu đồng từ những người hảo tâm, cộng đồng hỗ trợ gia đình chị Thò Ý Dũng tính đến sáng ny 9/10/2021. Rồi chính sự tử tế đã nhắc Tổ Công tác xã hội đăng thông báo ngừng nhận hỗ trợ mẹ con chị Dũng và công khai tổng số tiền hỗ trợ là 81.780.000 đồng đồng thời thông báo rõ việc trích từ số tiền quyên góp được để trả viện phí của hai mẹ con cùng những chi phí của gia đình họ trong thời gian cách ly điều trị, phần còn lại được trao đủ qua anh Và Bá Sao, chị Thò Ý Dũng.

Gia đình chị Thò Ý Dũng lên xe do Trung tâm Y tế huyện Hải Lăng bố trí đưa về nhà ở Nghệ An. Ảnh: Ngô Tuấn

Xắn tay vào việc chung sức huy động hỗ trợ gia đình người bệnh dân tộc Mông, anh Ngô Tuấn là Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và chị Phan Thị Thùy Trang là Trưởng phòng Điều dưỡng-công tác xã hội của TTYT huyện Hải Lăng càng thêm căng mình trong công tác giữa lúc những áp lực căng thẳng do COVID-19 bùng phát dồn nén, ùa tụ rất nhiều thử thách đối với đơn vị như phân luồng người bệnh, trực ở nhiều chốt phòng chống dịch, thời tiết nắng nóng cực đoan, tham gia tăng cường chi viện hỗ trợ miền Nam chống dịch, trên địa bàn huyện Hải Lăng có tới 3 khu cách ly F1 và F0  cùng 7 điểm chốt khai báo y tế, nhiều cán bộ và nhân viên trong đơn vị phải xa con thơ và gia đình để vào tâm dịch. Nhưng bằng sự đồng tâm hiệp trí, lực lượng thầy thuốc của TTYT huyện Hải Lăng luôn thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao, động viên và kết nối kịp thời để giúp đỡ những người bệnh nghèo về cơm cháo hoặc thuốc men và viện phí tại khu điều trị và khu cách ly. Khi chị Thò Ý Dũng hồi phục sức khỏe sau sinh sức khỏe của bé sơ sinh ổn định, Ban Giám đốc TTYT huyện Hải Lăng đã bố trí xe chuyên dụng đưa gia đình 4 người của chị về quê nhà ở Nghệ An…

                                                                              NGUYỄN THỊ BỘI NHIÊN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị