Chi tiết bài viết - Sở Y tế
- Tin tức - sự kiện
- Quản lý nhà nước
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Gương sáng ngành y
- Nghiên cứu khoa học
- Chiến lược, QH, ĐH Phát triển
- Thông tin y học
- Văn bản pháp quy
- Thống kê y tế
- Thông báo
- Chuyển đổi số
- Người dân cần biết
-
Đang online 1
-
Hôm nay 812
Tổng cộng 1.696.622
Vắc xin cúm
Ngày đăng: 30-12-2022
1. Vacxin cúm là gì?
Vacxin cúm là vacxin bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do virus cúm gây ra. Các nhà nghiên cứu sẽ điều chế vacxin cúm từ các virus cúm bất hoạt (virus đã mất khả năng tạo ra bệnh).
Sau khi tiêm phòng vacxin cúm, cơ thể sẽ được kích thích bởi các virus cúm bất hoạt nhằm sản sinh ra lượng kháng thể đủ để chống lại các virus cúm từ bên ngoài.
2. Đối tượng nên và không nên tiêm phòng vacxin cúm
Bệnh cúm có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, để phòng bệnh thật tốt thì mỗi người đều nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế và chủ động đi tiêm phòng vacxin cúm.
2.1 Đối tượng nên tiêm phòng vacxin cúm
Các khuyến cáo y tế đã chỉ định những đối tượng sau nên thực hiện tiêm phòng vacxin đúng thời điểm:
-
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Để tránh tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm sau khi tiêm phòng vacxin, không nên cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng vacxin cúm.
-
Người lớn trên 50 tuổi: Khả năng chống chọi với bệnh cúm ở người lớn trong độ tuổi này đã suy giảm rất nhiều, chính vì vậy cần tiêm phòng vacxin cúm để tăng khả năng phòng bệnh.
-
Mắc bệnh mãn tính: Người mắc các bệnh mãn tính có sức đề kháng kém hơn bình thường, nên cần tuân thủ các chỉ định tiêm phòng vacxin cúm.
-
Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai mắc cúm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn còn đang băn khoăn liệu tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không, thì câu trả lời là CÓ. Tiêm phòng cúm khi mang thai có thể truyền các kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ, giúp phòng tránh bệnh cúm ở trẻ.
Xem thêm: Nên tiêm phòng cúm trước hay trong khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh?
2.2. Đối tượng không nên tiêm phòng vacxin cúm
Một số trường hợp đặc biệt được cảnh báo là không nên tiêm phòng vacxin cúm. Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau đây thì nên cẩn trọng liên hệ bác sĩ chuyên khoa trước khi đi tiêm phòng.
-
Đang bị cúm: Khi đang mắc cúm thì lời khuyên là không nên đi tiêm phòng cúm, để tránh gặp những biến chứng không mong muốn.
-
Mắc hội chứng Guillain – Barre: Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Nếu mắc hội chứng này trong 6 tuần sau khi tiêm phòng thì nên đi khám và điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.
-
Tiền sử dị ứng: Thông thường sau khi tiêm phòng, sẽ xuất hiện các triệu chứng tại chỗ như: ngứa, đau, sưng, hoặc đỏ hoặc vừa sưng vừa đỏ tại chỗ tiêm. Tuy nhiên nếu có phản ứng nặng hơn, hay có dấu hiệu bị dị ứng thì nên ngừng tiêm các mũi tiếp theo.
3. Thời điểm nên tiêm phòng vacxin cúm
Theo phân tích thì tại Việt Nam dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, nhưng đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm, đặc biệt gia tăng trong mùa đông và mùa xuân.
Lưu ý rằng, vacxin cúm không phát huy tác dụng ngay lập tức mà phải 2 tuần sau khi tiêm nên việc xác định thời gian tiêm phòng vacxin cúm là rất quan trọng. Tốt nhất nên tiêm vacxin trước ít nhất từ 2 tuần đến 1 tháng giai đoạn bệnh cúm bùng phát.
4. Tiêm phòng vacxin cúm có tác dụng trong bao lâu?
Công hiệu của vacxin cúm sau khi tiêm phòng sẽ kéo dài nhiều nhất là một năm vì trước những thay đổi thời tiết, khí hậu, các chủng virus cúm có thể thay đổi tính kháng bệnh thường xuyên.
Các nhà sản xuất vacxin phát triển các loại vacxin cúm mới dựa trên nghiên cứu dự đoán những chủng cúm nào sẽ dễ gây bệnh nhiều nhất trong cộng đồng tại một thời điểm nhất định.
- Vắc xin 6 trong 1 phòng được những bệnh gì? (30/12/2023)
- Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì? Có các loại nào? (30/12/2023)
- Vắc xin Rota là gì? (30/12/2023)
- Vắc xin BCG (Việt Nam) phòng bệnh lao (30/12/2023)
- Phát huy hiệu quả Y học cổ truyền trong công tác khám chữa bệnh (12/12/2022)
- Chấm dứt dịch AIDS-Thanh niên sẵn sàng! (07/12/2022)
- Cam Lộ: Nỗ lực mang vắc xin phòng COVID-19 đến gần với người dân (18/11/2022)
- Ngành y tế tỉnh Quảng Trị và nỗ lực cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng của nhân dân (07/11/2022)
- Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại (05/11/2022)
- Chuyển đổi số để chủ động trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân (01/11/2022)
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
Điện thoại: 0233. 3852583 - Email: info@dohquangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn https://soyt.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này