Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Chấm dứt dịch AIDS-Thanh niên sẵn sàng!
- 07-12-2022
- 423 lượt xem
Theo số liệu được Cục Phòng chống HIV/AIDS tổng hợp từ báo cáo của các địa phương trong cả nước, Việt Nam đã có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống.
Với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy giảm từ 28,6% năm 2004 xuống 12,7% vào năm 2019 và ở nhóm phụ nữ bán dâm từ 5,9% năm 2002 xuống 3,1% năm 2020; mục tiêu khống chế tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3% được giữ vững (hiện ước là 0,26%), giảm tác động của HIV/AIDS đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Áp-phích cổ động hưởng ứng chủ đề của Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2022. Nguồn: ST
Tuy nhiên, số liệu giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn trên 12%, đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có xu hướng tăng rất nhanh trong những năm gần đây (từ 3,9% năm 2011 lên 5,1% năm 2015 và 13,3% năm 2020) và số MSM chiếm khoảng 50% trong số người nhiễm HIV được phát hiện năm 2020, chủ yếu ở độ tuổi trẻ, nhất là công nhân các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên mà cá biệt có tỉnh chiếm đến 80% tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Cũng theo số liệu giám sát phát hiện hàng năm, nhiễm HIV ở nhóm từ 15 tuổi đến 24 tuổi tăng từ 4,0% năm 2012 đến 12,9% năm 2019 và 25,6% năm 2021 trong số phát hiện mới với 89,8% lây qua đường tình dục, trong đó MSM chiếm 74,6%. Các phân tích chuyên môn đã khẳng định, nguyên nhân của tình trạng trẻ hóa nhiễm HIV ở Việt Nam hiện nay là do kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS của thanh niên còn nhiều hạn chế. 36,6% nữ và 39,7% nam từ 15 tuổi đến 24 tuổi có thái độ phân biệt đối xử với HIV. Chỉ 39,8% nữ và 48,7% nam có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV. So với mục tiêu chung đặt ra là 80% người dân Việt Nam từ 15 tuổi đến 49 tuổi có kiến thức, thái độ tốt trong phòng chống HIV/AIDS thì như vậy nhóm thanh niên có kiến thức, thái độ tốt với HIV/AIDS là rất hạn chế. Bên cạnh đó, 14% nam giới từ 15 tuổi đến 24 tuổi có nhiều hơn 1 bạn tình (trong 12 tháng trước ngày phỏng vấn) là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV...
Trước tình hình nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh tại Việt Nam hiện nay, Bộ Y tế- Cơ quan thường trực Phòng chống HIV/AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đề nghị tăng cường phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên. Bằng sự phối hợp với Bộ Giáo dục-Đào tạo và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kế hoạch và chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS được triển khai tại một số trường học và khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố có tình hình dịch gia tăng như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hải Phòng,... trong năm 2021 ở dạng mô hình, thí điểm và có nguồn kinh phí tài trợ. Nhằm thúc đẩy các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên và đưa nội dung này trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục ở các tỉnh và thành phố trên toàn quốc, Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã chọn chủ đề của Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2022 là Chấm dứt dịch AIDS-Thanh niên sẵn sàng!.
Đoàn viên thanh niên kêu gọi chung tay hành động phòng chống HIV/AIDS. Ảnh: Bội Nhiên
Được tổ chức triển khai từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2022, Tháng Hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2022 tiếp tục hướng tới mục đích nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về HIV/AIDS của thanh niên để thế hệ trẻ hôm nay của Việt Nam ngày càng tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.
BỘI NHIÊN
-
Cam Lộ: Nỗ lực mang vắc xin phòng COVID-19 đến gần với người dân (18/11/2022) -
Ngành y tế tỉnh Quảng Trị và nỗ lực cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng của nhân dân (07/11/2022) -
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại (05/11/2022) -
Chuyển đổi số để chủ động trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân (01/11/2022) -
Cần nhận thức đúng về sức khỏe tâm thần (26/10/2022) -
Điều tra thu thập số liệu theo dõi tình hình sử dụng thuốc lá tại 9 xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Trị năm 2022 (06/10/2022) -
Góp phần cải thiện tinh thần, sức khỏe cho người cao tuổi (06/10/2022) -
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết (06/10/2022) -
Chỉ thị về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững (09/01/2023) -
Hướng tới xây dựng trường học không khói thuốc (22/09/2022)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Thông tin Y tế
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin phổ biến pháp luật
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Chuyển đổi số
- Gương sáng ngành Y
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Tập huấn Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Hôm nay3
- Tháng hiện tại4
- Tổng lượt truy cập1.695.815