Chi tiết bài viết - Sở Y tế

Phương án phòng chống tai nạn thương tích và tìm kiếm cứu nạn ngành y tế năm 2022

Trong năm 2021, Ngành Y tế đã làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND và phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành liên quan tổ chức ứng phó các tình huống, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời cứu chữa nạn nhân, hạn chế thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế một cách hiệu quả. Đặc biệt Ngành Y tế đã chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện không để dịch lớn xảy ra sau thiên tai, có  phương án đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhân dân trong và sau thiên tai.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quyết định số 3908/VP-PCTT ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Văn bản số 194/VP-PCTT ngày 08/9/2021 của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh về việc rà soát, cập nhật, xây dựng phương án ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Sở Y tế Quảng trị xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2022 ngành Y tế cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Đảm bảo tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong mọi tình huống thiên tai bão lụt và tình huống khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

2. Đảm bảo an toàn tính mạng của người bệnh và cán bộ công nhân viên chức, người lao động ; hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản khi xảy ra thiên tai bão lụt và tình huống khẩn cấp, hạn chế lân lan dịch Covid-19.

3. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện trang thiết bị dụng cụ, thuốc, vật tư hoá chất, tét xét nghiệm, khẩu trang, áo quần phòng hộ; phương tiện tìm kiếm cứu nạn và thông tin liên lạc để đáp ứng kịp thời khi có tình huống cấp cứu, TKCN cũng như xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh lây lan khác trong và sau thiên tai bão lụt, tình huống khẩn cấp. 

II.  CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ :

1. Tổ chức:

1.1. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai  và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và  TKCN) ở tất cả các đơn vị trong ngành. Nâng cao năng lực, trách nhiệm chủ động xử lý, đối phó kịp thời trong mọi tình huống theo tinh thần 4 tại chỗ cùng với các biện pháp thích ứng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19.

1.2. Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp có nhiệm vụ xây dựng phương án cụ thể chi tiết, chủ động làm tốt công tác PCTT và TKCN, quán triệt và phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, kỹ thuật tại chỗ) cùng các biện pháp thích ứng hiệu quả phòng chống Covid-19. Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương hiệu quả, trong đó lấy phòng ngừa làm chính; bảo đảm an toàn tính mạng cán bộ và nhân dân, tài sản của nhà nước, của đơn vị và nhân dân.

1.3. Trưởng Ban chỉ huy phòng PCTT và TKCN các đơn vị phân công nhiệm vụ (bằng văn bản) cho các thành viên trong Ban chỉ huy. Ngoài các nhiệm vụ cụ thể, các ủy viên được phân công phụ trách các bộ phận còn có nhiệm vụ :

- Hướng dẫn các bộ phận xây dựng phương án chi tiết PCTT và TKCN trên cơ sở tuân thủ 4 nguyên tắc tại chỗ và áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với dịch bệnh Covid-19;

- Kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị;

- Triển khai kịp  thời các phương án khi có tình huống xảy ra, tổng hợp báo cáo kết quả xử lý cho Trưởng ban.

1.4. Tăng cường kết hợp quân dân y, phối hợp chặt chẽ với BCH PCTT&TKCN các địa phương trong ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống Covid-19.

2. Xây dựng Phương án PCTT và TKCN :

Ban chỉ huy phòng PCTT và TKCN tất cả các đơn vị trong ngành (tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã/phường/thị trấn) trên cơ sở phương án năm 2021, những sự cố thiên tai năm 2020, 2021, dự báo tình huống năm 2022, lấy ý kiến tham gia của các cá nhân, tổ chức liên quan, bổ sung xây dựng Phương án phòng chống thiên tai và TKCN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 của đơn vị năm 2022. Nội dung Phương án bao gồm :

2.1. Phương án phòng chống tại chỗ :

a) Phương án di chuyển, sơ tán của từng bộ phận trong đơn vị, bảo vệ cán bộ,  viên chức, bệnh nhân; Phương án phòng chống Covid-19 tại các cơ sở thu dung điều tri bệnh nhân Covid và các địa điểm tránh trú bão, lũ của nhân dân địa phương.

b) Phương án di chuyển, bảo vệ tài sản, đặc biệt những thiết bị vật tư quí có giá trị lớn, cồng kềnh khó di dời của  đơn vị.

c) Phương án đảm bảo hoạt động của đơn vị khi có tình huống thiên tai, bão lụt, tình huống khẩn cấp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

d) Phương án đảm bảo hậu cần (đảm bảo thuốc điều trị 15 -30 ngày, lương thực thực phẩm cho bệnh nhân tối thiểu 10 ngày) chuẩn bị phương tiện vận chuyển, cơ số thuốc men, hoá chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ, kýt tét xét nghiệm Covid-19. Cụ thể như sau :

+ Các Công ty Dược: Mỗi đơn vị dự trữ ít nhất 20-50 cơ số thuốc PC bão lụt.

+ TTYT Kiểm soát bệnh tật tỉnh: 10 cơ số thuốc phòng dịch,  hoá chất khử khuẩn, phòng hộ cá nhân, khẩu trang phương tiện và vật tư xét nghiệm Covid-19.

+ Bệnh viện Mắt : 1.000 týp mỡ tra mắt, 1.000 lọ thuốc nước nhỏ mắt, phòng hộ cá nhân, khẩu trang.

+ Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố : Mỗi đơn vị ít nhất 05 cơ số thuốc, hóa chất xử lý môi trường, phòng hộ cá nhân, khẩu trang, phương tiện lấy mẫu xét nghiệm Covid, tét nhanh.

+ Bệnh viện đa khoa tỉnh : 10 cơ số thuốc PC bão lụt, hóa chất xử lý môi trường, phòng hộ cá nhân, khẩu trang, phương tiện và vật tư xét nghiệm Covid  (PCR và tét nhanh), thuốc điều trị Covid-19.

+ Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải: 05 cơ số thuốc PC bão lụt, hóa chất xử lý môi trường, phòng hộ cá nhân, khẩu trang, phương tiện lấy mẫu xét nghiệm Covid, tét nhanh Covid-19, thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19.

+  Các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn : Mỗi trạm 01 cơ số thuốc PC bão lụt, hóa chất khử khuẩn, phương tiện phòng hộ cho cán bộ và khẩu trang cho nhân dân ở các khu tập trung tránh trú bão, lũ.

+ Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh và các TTYT huyện, thị xã, thành phố bố trí 01 xe ô tô phục vụ PCTT&TKCN (riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh 02 ô tô). Khi có báo động lũ cấp 3, tin bão khẩn cấp và tình huống khẩn cấp lái xe và phương tiện phải có mặt tại đơn vị 24/24h trong ngày.

Tăng cường công tác kiểm tra toàn bộ hệ thống báo cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Các đơn vị kiểm kê, rà soát vật tư hóa chất, trang thiết bị PCTT&TKCN hiện có đến 31/12/2021, có kế hoạch bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho năm 2022.

2.2. Thành lập các đội cơ động ứng cứu tại chỗ:

- Các đơn vị sự nghiệp y tế tuyến tỉnh và các TTYT các huyện, thị xã, thành phố :

+ Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập đội xung kích ứng cứu tại chỗ, danh sách thành viên của đội. Số lượng thành viên tuỳ thuộc vào qui mô và khối lượng công việc của từng đơn vị.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên của đội, hỗ trợ các bộ phận di chuyển bảo vệ tài sản, bệnh nhân và ứng cứu khi có các tình huống đột xuất, theo lệnh của BCH PCTT &TKCN của đơn vị.

- Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế :

+ Giám đốc Công ty ra quyết định thành lập đội xung kích, có nhiệm vụ hỗ trợ các phân xưởng, các kho, di chuyển bảo vệ người và tài sản, ứng cứu khi có các tình huống đột xuất xảy ra.

+ Giám đốc Công ty chỉ đạo các hiệu thuốc thành lập các đội xung kích, chủ động bảo vệ người và tài sản tại các đơn vị.

+ Giám đốc Công ty có trách nhiệm chỉ đạo việc chuẩn bị các cơ số thuốc phòng chống lụt bão được qui định.

2.3. Tổ chức lực lượng hỗ trợ y tế khẩn cấp, cơ động TKCN trong bối cảnh thích ứng linh hoạt hiệu quả với  dịch bệnh Covid-19:

2.3.1. Thành lập các đội cấp cứu điều trị cơ động :

- Bệnh viện đa khoa tỉnh: Thành lập 02 đội (do Giám đốc bệnh viện ra quyết định), mỗi đội bao gồm : 02 bác sĩ, 04 điều dưỡng, 01 lái xe, 01 xe ô tô cứu thương, 01 cơ số thuốc và dụng cụ cấp cứu.

- Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện YHDT&PHCN tỉnh, TT Mắt, Phòng khám QLSKCB: Thành lập 01 đội (do Giám đốc đơn vị ra quyết định), bao gồm 01 bác sĩ, 03 điều dưỡng, 01 lái xe, 01 xe ô tô cứu thương, 01 cơ số thuốc và phương tiện cấp cứu.

- Mỗi TTYT tuyến huyện, thị xã, thành phố: Thành lập tối thiểu 01 đội (do Giám đốc đơn vị ra quyết định). Thành phần 01 bác sỹ, 02 điều dưỡng, phương tiện chuẩn bị như đội của bệnh viện đa khoa tỉnh.

- Mỗi Trạm y tế xã phường thành lập 01 tổ cấp cứu cơ động do Trưởng trạm y tế phân công, bao gồm 02 cán bộ (01 bác sĩ hoặc y sĩ và 01 điều dưỡng), thuốc và phương tiện cấp cứu.

2.3.2. Thành lập các đội cơ động xử lý môi trường, phòng chống dịch:

- TT Kiểm soát bệnh tật tỉnh : Thành lập 02 đội cơ động (do Giám đốc Trung tâm ra quyết định), mỗi đội gồm 05 thành viên: 01 bác sỹ, 03 KTV, 01 lái xe; Phương tiện của 01 đội cơ động gồm : 01 xe ô tô; 03 cơ số thuốc và hoá chất phòng chống dịch, phương tiện phòng hộ, lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

- Chi cục ATVSTP thành lập 02 đội giám sát VSATTP, mỗi đội 03 người. Mối đội trang bị 01 bộ KIT/TEST kiểm tra thực phẩm.

- Mỗi TTYT tuyến huyện, thị xã, Thành phố thành lập 01 đội phòng chống dịch và xử lý môi trường, bao gồm 01 bác sĩ hoặc y sĩ, 03 KTV.

2.4. Phương án cơ động TKCN trong và sau bão lụt, tình huống khẩn cấp trong bối cảnh dịch thích ứng linh hoạt hiệu quả với dịch bệnh Covid-19.

- BCH PCTT&TKCN, các đội cơ động cấp cứu điều trị và phòng chống dịch bệnh xử lý môi trường  phải thường trực 24/24h trong ngày tại đơn vị khi có báo động lũ cấp 3 và tin bão khẩn cấp, tình huống khẩn cấp sẵn sàng cơ động nhận nhiệm vụ.

- BCH PCTT&TKCN các TTYT huyện, thị xã, thành phố những nơi có trọng điểm lụt bão, những khu vực thường bị chia cắt, phải xây dựng phương án cơ động và địa điểm tập kết, phương án phòng chống, điều trị bệnh dịch Covid-19 cho nhân dân khi có tình huống xảy ra tại các trọng điểm trên.

- BCH PCTT&TKCN của Ngành y tế có thẩm quyền phát lệnh điều động các đội cơ động của tất cả các đơn vị trong ngành, phát lệnh điều động các cơ số thuốc men, hoá chất, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế, TT Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TT Mắt, phục vụ công tác PCTT&TKCN trong phạm vi toàn tỉnh theo chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN của tỉnh. Đề nghị sự hỗ trợ ứng cứu của Trung ương khi sự cố khẩn cấp vượt quá khả năng ứng cứu của địa phương.

- BCH PCTT&TKCN của TTYT các huyện, thị xã, thành phố điều động các đội cơ động của đơn vị theo chỉ đạo của BCH PCTT &TKCN của ngành và của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thị xã, thành phố. Đề nghị sự hỗ trợ ứng cứu của Sở Y tế khi cần thiết.

2.5. Tình huống phải sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm:

- Sở Y tế, các TTYT huyện phối hợp với BCH PCTT&TKCN và các đơn vị liên quan tại địa phương xây dựng phương án, kịch bản sơ tán bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, bố trí khu vực phù hợp với từng đối tượng, tình hình dịch tại địa phương trình cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các lực lượng liên quan tổ chức thực hiện.

- Tổ chức xét nghiệm sàng lọc bằng tét nhanh Covid-19 với nhóm dân cư cần sơ tán, tách F0 ra khỏi cộng đồng trước khi vận chuyển đến nơi sơ tán.

- Tổ chức sơ tán và kiểm tra các điểm tránh trú an toàn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; Đảm bảo giãn cách tại khu sơ tán tốt nhất có thể, đảm bảo phương tiện sát khuẩn, khẩu trang đủ cho người dân được sơ tán và những người làm việc tại khu sơ tán.

Tổ chức trực bảo đảm y tế, phòng chống dịch 24/24 tại khu sơ tán, tổ chức xét nghiệm cho người dân nếu có điều kiện.

2.6. Thực hiện nghiêm ngặt công tác cách ly, giãn cách, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định của BCĐ phòng chống Covid-19 tỉnh.

2.7.Chế độ thường trực, trực ban và chế độ báo cáo :

2.7.1. Chế độ thường trực, trực ban :

Trong mùa mưa bão, Ban chỉ huy PCTT &TKCN của tất cả các cấp từ Sở đến các đơn vị tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các trạm y tế xã, phường, thị trấn đều phải thực hiện chế độ thường trực, trực ban và trực chỉ huy theo chế độ thường trực 24/24h (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) cho đến tháng 12. Khi tình hình có lũ bão  muộn hơn thời gian quy định trên thì sẽ bố trí trực  kéo dài hơn theo yêu cầu của BCH PCTT&TKCN tỉnh.

Đảm bảo duy trì nhiều hình thức thông tin liên lạc để không xảy ra mất liên lạc trong thiên tai.

2.7.2. Thường trực, trực ban ở Sở Y tế :

Sở chỉ huy của Ban chỉ huy PCTT &TKCN ngành Y tế đặt tại Văn phòng Sở Y tế (34 Trần Hưng Đạo Tp. Đông Hà; ĐT: 0233.3852.583; di động: 0945.160.455,  Email:trandong2890@gmail.com; 0858.129.909, hieutranminhsytqt@gmail.com). Văn phòng Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức trực ban đảm bảo chế độ thường trực 24/24h trong ngày (mỗi ngày phân thành 2 ca ngày và đêm) theo thời gian quy định và phân công cán bộ phù hợp cho từng ca trực, đảm bảo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổng hợp tình hình diễn biến và  thực hiện kế hoạch PCTT &TKCN, tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 của các đơn vị trong ngành, đặc biệt là việc thực hiện theo phương châm “Bốn tại chỗ” và thích ứng linh hoạt hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid để tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT &TKCN ngành và các địa phương.

- Tiếp nhận và xử lý các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của cấp trên và truyền đạt các lệnh chỉ huy tới các đơn vị trong ngành.

- Thiết lập thông tin các thành viên Ban chỉ huy PCTT &TKCN ngành  và  của các đơn vị trực thuộc và các đơn vị liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo.

2.7.3. Thường trực, trực ban ở BCH PCTT &TKCN các đơn vị trực thuộc:

Củng cố BCĐ,  bộ phận thường trực của Ban chỉ huy PCTT &TKCN của các đơn vị trực thuộc xong trước ngày 15/5/2022. Bộ phận thường trực do một đồng chí lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT &TKCN của đơn vị phụ trách, có nhiệm  tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT &TKCN đơn vị thực hiện các chỉ thị, lệnh của Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên. Báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT &TKCN cấp trên và truyền lệnh của Ban chỉ huy PCTT &TKCN cấp trên và cấp mình xuống cấp dưới để triển khai thực hiện.  BCH PCTT&TKCN các đơn vị phải xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, chế độ giao ban, hội họp...

2.7.4. Chế độ báo cáo :

Ban chỉ huy PCTT &TKCN các đơn vị phải thường xuyên báo cáo bằng điện thoại, Fax, Email  hoặc bằng văn bản về Ban chỉ huy PCTT &TKCN ngành trong suốt mùa lũ, bão. Trong thời gian có thiên tai bão lụt thường xảy ra, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đi công tác ngoài địa phương từ 02 ngày trở lên phải báo cáo và được sự đồng ý của Giám đốc Sở Y tế.

Ngoài ra trước và sau mỗi đợt bão, lụt Ban chỉ huy PCTT &TKCN các đơn

vị báo cáo về công tác chuẩn bị, kết quả đối phó, tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả.

Nội dung báo cáo: ngắn gọn, rõ ràng nhưng phản ánh đầy đủ kết quả công tác chuẩn bị về chủ trương, biện pháp triển khai các mặt công tác phòng chống, tình hình diễn biến lũ, bão, tình hình tổ chức thực hiện đối phó với lũ, bão, kết quả xử lý, các loại vật liệu, vật tư, phương tiện, nhân lực đã xử dụng, biện pháp khắc phục hậu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

- Trên cơ sở Kế hoạch PCTT &TKCN của ngành, của BCH PCTT &TKCN các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị khẩn trương kiện toàn BCH PCTT &TKCN, các đội cơ động, các đội xung kích và phương án PCTT&TKCN của đơn vị, báo cáo về Ban chỉ huy PCTT &TKCN ngành trước ngày 20/6/2022.  Đối với  TTYT gửi thêm 01 bản về Ban chỉ huy PCTT &TKCN huyện.

- Giao cho TTYT các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn các kỹ thuật cấp cứu tai nạn thương tích: đuối nước, điện giật, cấp cứu chấn thương, côn trùng cắn; phương án dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho các đội cấp cứu cơ động của trung tâm y tế và cán bộ các Trạm y tế xã, phuờng, thị trấn.

- Giao cho TTYT huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường, nguồn nước, các biện pháp phòng chống dịch thường xảy ra trong và sau bão lũ cho các đội cơ động phòng chống dịch và xử lý môi trường của Trung tâm y tế và cán bộ các TYT xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

- Tổ chức kiểm tra các cấp công tác chuẩn bị phòng chống bão lụt thảm hoạ của các đơn vị theo thẩm quyền và được phân công cụ thể như sau :

+ Giám đốc Sở Y tế, Ban chỉ huy PCTT &TKCN Ngành y tế kiểm tra toàn diện phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị tuyến tỉnh và các  TTYT  các huyện, thị xã, thành phố;

+ Ban chỉ huy PCTT &TKCN các đơn vị trực thuộc Sở Y tế kiểm tra các bộ phận khoa, phòng thuộc đơn vị;

+ Trung tâm Y tế kiểm tra các Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyên, thị xã, thành phố.;

+ Thời gian kiểm tra : Từ ngày 15/5/2022 đến 25/7/2022. Báo cáo kết quả kiểm tra cho BCH cấp trên trực tiếp trước ngày 01/9/2022.

Võ Phúc Khanh

More
Thống kê
  • Hôm nay13
  • Tháng hiện tại2293
  • Tổng lượt truy cập1.698.103
SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

Người chịu trách nhiệm: Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Sở
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333.3852.583; Fax: 0233.3852.586
 
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ