Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Thông điệp Nhân ngày Thế giới PCSR 25/4/2023 của Tổ chức Y tế thế giới: Đầu tư kinh phí đầy đủ - Đổi mới công nghê mạnh mẽ và Thực hiện hiệu quả các công cụ hiện có là tiền đề Hướng tới loại trừ sốt rét
- 20-04-2023
- 487 lượt xem
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021 số ca mắc và tử vong do sốt rét trên toàn cầu so với năm 2020 tương ứng 247 triệu ca/ 245 triệu ca; và 619.000 ca/625.000 ca. Tùy theo diễn biến sốt rét từng năm mà WHO đưa ra các thông điệp khác nhau.
Vào tháng 5/2007 tại Kỳ họp lần thứ 60 Đại Hội đồng Y tế thế giới quyết định chon ngày 25/4 hàng năm làm ngày Thế giới phòng chống sốt rét (World Malaria Day- WMD) nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức của cộng đông về căn bệnh gây chết người có thể phòng và điều trị được, và tăng cường đầu tư kinh phí hướng tới loại trừ sốt rét. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021 số ca mắc và tử vong do sốt rét trên toàn cầu so với năm 2020 tương ứng 247 triệu ca/ 245 triệu ca; và 619.000 ca/625.000 ca. Tùy theo diễn biến sốt rét từng năm mà WHO đưa ra các thông điệp khác nhau. Năm nay, chủ đề của WHO nhân ngày Thế giới Phòng chống sốt rét 25/4/2023:“Time to deliver zero malaria: Invest-Innovate-mplement”:Đầu tư kinh phí đầy đủ-Đổi mới công nghệ mạnh mẽ, và Thực hiện hiệu quả các công cụ hiện có là tiền đề Hướng tới loại trừ sốt rét. Với chủ đề này, WHO muốn tập trung vào chữ “I” thứ 3, tức là “Implement -Thực hiện” và chú ý nhấn mạnh vào tầm quan trọng cấp thiết của việc tiếp cận các nhóm quần thể dễ bị tổn thương với các công cụ và chiến lược hiện có.
Ngày nay, sự thiếu hụt kinh phí và các mối đe dọa sinh học mới nổi đang làm cho chương trình sốt rét toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn. Các mối đe dọa sinh học mới nổi đe dọa tính hiệu quả của các công cụ hiện có và việc cắt giảm đầu tư các hoạt động kiểm soát dịch bệnh ở các quốc gia có gánh nặng cao là “mối đe dọa lớn nhất” đối với những thành quả PCSR mà thế giới đã đạt được.Trong khi đó, nguồn kinh phí của Quỹ toàn cầu năm ngoái đã không đáp ứng đủ những hoạt động cần thiết để duy trì các chương trình sốt rét cũng như mở rộng quy mô các cải tiến mới nhất và tiếp cận tất cả những người có nguy cơ mắc bệnh tại các quốc gia. Do đó, năm nay WHO đã lấy chủ đề ngày sốt rét này, vì bây giờ là lúc cần thực hiện hành động quyết đoán nhằm thực hiện mục tiêu không còn bệnh sốt rét và đạt được các mục tiêu vào năm 2030.
Đầu tư kinh phí đầy đủ (Invest):
Theo báo cáo sốt rét thế giới năm 2022 của WHO, khoảng cách kinh phí giữa số tiền đầu tư cho phòng chống sốt rét toàn cầu (3,5 tỷ USD) và nhu cầu kinh phí cần thiết (7,3 tỷ USD) ngày càng lớn, đặc biệt là trong 3 năm qua, sự thiếu hụt về nhu cầu kinh phí này ngày càng tăng lên: từ 2,6 tỷ USD vào năm 2019 lên 3,5 tỷ USD vào năm 2020 và 3,8 tỷ USD vào năm 2021.
Bất chấp sự đóng góp đáng kể của các quốc gia và đối tác, khoản bổ sung của Quỹ toàn cầu lần thứ bảy huy động được 15,7 tỷ USD so với mục tiêu dự kiến ít nhất là 18 tỷ USD.Với môi trường kinh tế đang thay đổi,nguồn kinh phí tài trợ cho phòng chống sốt rét ngày càng trở nên khó khăn.Trong môi trường hạn chế về nguồn lực, việc đầu tư đích với nguồn tài trợ sẵn có là điều cần thiết.Tài trợ nên được ưu tiên cho những nhóm quần thể dễ bị tổn thương nhất, những người ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ và bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi họ bị sốt rét.
Đổi mới công nghệ mạnh mẽ (Inovate)
:Mặc dù có những thất bại gần đây trong việc kiểm soát bệnh sốt rét nhưng các khoản đầu tư vào phát triển và nghiên cứu (R&D:Research and Development) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm gánh nặng bệnh sốt rét trên toàn cầu trong 2 thập kỷ qua. Sự phát triển và triển khai rộng các công cụ như test chẩn đoán nhanh (RDTs), màn tẩm hóa chất diệt côn trùng (ITN) và sử dụng thuốc sốt rét phối hợp với artemisinin (ACTs) là xương sống của các hoạt động phòng chống sốt rét kể từ năm 2000. Tiếp tục đầu tư phát triển và triển khai các công cụ thế hệ tiếp theo sẽ là chìa khóa để đạt được các mục tiêu sốt rét toàn cầu năm 2030.
Trong phòng chống véc tơ, hiện có 28 sản phẩm mới trong hệ thống R&D. Các công cụ đang được đánh giá bao gồm: các loại màn tẩm hóa chất diệt côn trùng mới, bẫy thu hút muỗi, chất xua muỗi không gian, ống thông gió chèn hoá chất diệt côn trùng trong nhà có thể tiêu diệt muỗi (ống lắp đặt trong mái hiên) và kỹ thuật di truyền muỗi. Nếu những công cụ này chứng minh hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh,WHO sẽ phát triển các khuyến nghị chính sách mới hoặc sửa đổi những chính sách hiện có để hỗ trợ việc triển khai chúng ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét.
Ống thông gió chèn hoá chất diệt côn trùng trong nhà
Một số vắcxin sốt rét hiện đang được phát triển.Giống như vắcxin RTS,S, nhiều loại trong số đó nhắm đến ký sinh trùng sốt rét trước khi nó xâm nhập vào gan người, nơi chúng có thể nhanh chóng nhân lên. Ứng cử viên tiên tiến nhất trong số này là R21, gần đây đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Các vắcxin khác cũng đang được nghiên cứu để tìm cách ngăn chặn sự lây truyền của ký sinh trùng sốt rét và một số vắc xin khác nhằm bảo vệ phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Các công cụ chẩn đoán mới cũng đang được nghiên cứu.Để giải quyết các vấn đề xung quanh việc mất gen HRP2/3 làm ảnh hưởng đến hiệu quả của RDTs trong phát hiện bệnh sốt rét do P. falciparum, các nhà nghiên cứu đang phát triển các phương pháp chẩn đoán sử dụng các dấu ấn sinh học thay thế.Chẩn đoán không xâm lấn sử dụng nước bọt và nước tiểu cũng đang được nghiên cứu phát triển, với khả năng giúp sàng lọc nhanh bên ngoài các cơ sở y tế thông thường.
Trong lĩnh vực thuốc điều trị sốt rét, việc phát triển các lựa chọn điều trị không dùng ACTs là ưu tiên của các nhà nghiên cứu trước sự xuất hiện và lan rộng của tình trạng kháng artemisinin một phần. Các loại thuốc thế hệ tiếp theo đang được phát triển: chẳng hạn như “bộ ba ACTs” dựa trên sự kết hợp của artemisinin và 2 loại thuốc khác để giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc. Các loại thuốc khác cũng đang được nghiên cứu để thay thế cho artemisinin và các dẫn xuất của nó; bốn loại thuốc như vậy hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.
Thực hiện hiệu quả các công cụ hiện có (Implement)
Theo Báo cáo sốt rét thế giới mới nhất, các quốc gia đã đạt được một số tiến bộ trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ sốt rét cho các nhóm quần thể dân cư có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều người có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét đang bỏ lỡ các dịch vụ mà họ cần để ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh.
Những thách thức trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ sốt rét đã trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là ở các nước vùng cận hoang mạc Saharan châu Phi, bởi đại dịch Covid-19 đang diễn ra, cũng như các cuộc khủng hoảng nhân đạo, hạn chế nguồn kinh phí tài trợ, hệ thống giám sát yếu kém và sự suy giảm hiệu quả của các công cụ phòng chống sốt rét cốt lõi.
Để giải quyết các mối đe dọa này và hỗ trợ các quốc gia xây dựng các chương trình sốt rét mạnh hơn, WHO gần đây đã công bố hướng dẫn, chiến lược và khung hành động mới. WHO tăng cường tính minh bạch, linh hoạt và khả năng tiếp cận các khuyến cáo về bệnh sốt rét.
Ngoài việc giải quyết các thách thức kỹ thuật đối với việc triển khai, cần phải giải quyết các rào cản mà mọi người gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ y tế. Đầu tư vào hệ thống y tế vận hành tốt được xây dựng trên nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể giải quyết nhu cầu về sức khỏe của người dân gần nơi họ sinh sống và làm việc đồng thời giảm chi phí chăm sóc và tăng cường tính công bằng.
ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị - Theo WHO
-
Ngành Y tế chủ động phòng, chống dịch bệnh Mác-bớc (Marburg) xâm nhập (29/03/2023) -
Blouse trắng-Trái tim hồng nhân niềm hạnh phúc (27/03/2023) -
Chủ động phòng ngừa bệnh dại (20/03/2023) -
Nỗ lực duy trì thành quả loại trừ bệnh phong (16/03/2023) -
Tiếp tục thực hiện các biện pháp hướng tới lộ trình loại trừ sốt rét tại Hướng Hóa (13/03/2023) -
Hạnh phúc cứu người bệnh tim mạch của thạc sĩ-bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh (27/02/2023) -
Nỗ lực bảo vệ sức khỏe nhân dân trước các bệnh gây dịch và bệnh không lây nhiễm (08/02/2023) -
Ngành y tế tỉnh Quảng Trị nỗ lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (10/01/2023) -
Vắc xin cúm (30/12/2023) -
Vắc xin 6 trong 1 phòng được những bệnh gì? (30/12/2023)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Thông tin Y tế
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin phổ biến pháp luật
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Chuyển đổi số
- Gương sáng ngành Y
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Tập huấn Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Hôm nay11
- Tháng hiện tại1445
- Tổng lượt truy cập1.694.872