Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Phòng tránh nguy cơ đuối nước ở trẻ em trong mùa hè
- 24-10-2022
- 948 lượt xem
Tai nạn đuối nước ở trẻ em đã trở thành nỗi lo đối với mỗi gia đình và các cơ quan chức năng mỗi khi hè đến. Liên tiếp những vụ đuối nước xảy ra trên cả nước trong thời gian vừa qua khiến cho nỗi lo ấy càng trở nên hiện hữu. Quảng Trị là địa phương có bờ biển trải dài với nhiều bãi tắm, nhiều sông ngòi, ao hồ nhiều vùng nước sâu nguy hiểm luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Do đó, vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Đuối nước là loại tai nạn nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Riêng tại Quảng Trị trong năm 2019 ghi nhận 28 trường hợp đuối nước, trong đó có 13 trường hợp là trẻ em (chiếm 46%).
Từ các vụ đuối nước cho thấy, sự việc thường xảy ra vào mùa hè, buổi chiều, khi các em được nghỉ học hoặc vào ngày nghỉ. Địa điểm xảy ra thường là các bãi biển, ao, hồ, sông, suối, ngầm tràn và ngay cả những hố nước nhỏ nhưng sâu, hay tại chính ao của gia đình. Số vụ trẻ em bị tai nạn thương tích nói chung, đuối nước tử vong nói riêng 90% xảy ra ở vùng nông thôn.
Dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại TP. Đông Hà
Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Gan- trưởng khoa Sức khỏe môi trường - Y tế trường học- Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ em hay bị đuối nước là do thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân khi gặp tai nạn đuối nước còn hạn chế. Đặc biệt, trẻ thiếu kỹ năng bơi lại hay hiếu động, tò mò, thích nghịch nước, hoặc biết bơi nhưng trẻ chủ quan. Bên cạnh đó môi trường sống của trẻ chưa thật sự an toàn, nhiều nhà sống gần ao, hồ, sông, suối nhưng không có hàng rào bảo vệ, biển báo nguy hiểm, các giếng, bể nước không có nắp đậy… cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị đuối nước. Ngoài ra, một số vùng nông thôn không có các điểm vui chơi dành cho trẻ em vào mùa hè nên các em thường tự tụ tập vui chơi rồi tìm đến các ao, hồ, sông, suối để tắm dẫn đến nguy cơ đuối nước.
Thực hiện công văn chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em, Sở Y tế tỉnh cũng đã chỉ đạo đến các cơ sở Y tế trên địa bàn tỉnh về vấn đề này.Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát tờ rơi, lắp đặt pano, áp phích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão và mùa nước lụt; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân và trẻ em; tiếp tục hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn và cộng đồng an toàn” nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em; Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phối hợp rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ tai nạn đuối nước để chủ động phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Là địa phương có địa hình trũng, thấp, hệ thống ao hồ, kênh mương dày đặc, lại thường xuyên xảy ra lũ lụt, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước rất cao, nên huyện Hải Lăng rất chú trọng đến vấn đề phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng chống tai nạn đuối nước. Bác sĩ Lê Phước Nho – Phó giám đốc trung tâm Y tế Hải Lăng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Y tế Hải Lăng đã chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các trạm Y tế và tổ chức tập huấn cho các trạm Y tế chủ động tuyên truyền đến tận hộ gia đình nâng cao ý thức phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đặc biệt là đuối nước. Trong những năm qua chúng tôi đã phối hợp với các ban ngành ở địa phương tổ chức các lớp tập bơi cho trẻ em đặc biệt là trẻ em ở các xã trọng yếu trên địa bàn như xã Hải Hưng, xã Hải Phong, xã Hải Định.
Một trong những yếu tố quan trọng khác để hạn chế tai nạn đuối nước thì chính các gia đình phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Ngoài việc thường xuyên giám sát, cha mẹ cần chủ động nhắc nhở, dạy bảo, răn đe con em về hành vi tắm mát, bơi lội tại các ao, hồ, sông, suối; trang bị cho trẻ được biết về các nguy cơ có thể xảy ra khi đến gần những nơi có mặt nước hở để nâng cao tính cảnh giác; đồng thời tạo điều kiện để trẻ em học bơi nâng cao sức khỏe và ứng phó với tai nạn đuối nước; hướng dẫn trẻ giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước…
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 phải lùi lại đến ngày 15/7/2020 mới kết thúc, song không đợi đến lúc các con được nghỉ hè mà ngay sau khi hết giãn cách xã hội nhiều gia đình đã chủ động cho con em mình tham gia các lớp tập bơi với tinh thần không chủ quan, nâng cao cảnh giác đối với các nguy cơ tai nạn đuối nước.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn ở phường 5, thành phố Đông Hà cho biết: Tôi và nhiều phụ huynh khác thường đưa con đến các bể bơi tập trung để học bơi. Tại đây, các con được học các kỹ năng bơi lội và xử lý một số tình huống có thể xảy ra khi ở dưới nước. Đồng thời đây cũng là sân chơi an toàn dành cho con trẻ trong dịp hè với sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ và các giáo viên dạy bơi.
Đã đến lúc toàn xã hội phải chung tay và có những hành động thiết thực để ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng đuối nước trẻ em.
-
Đảm bảo điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV với người tham gia bảo hiểm y tế (06/07/2022) -
“Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (06/07/2022) -
Hãy chung tay loại trừ sốt rét (06/07/2022) -
Nhân Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3: Cùng hành động để chấm dứt bệnh lao (06/07/2022)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Thông tin Y tế
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin phổ biến pháp luật
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Chuyển đổi số
- Gương sáng ngành Y
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Tập huấn Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Hôm nay16
- Tháng hiện tại866
- Tổng lượt truy cập1.694.292