Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 7

  • Hôm nay 402

  • Tổng cộng 1.699.318

Kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số trong ngành y tế năm 2023

14:56, Thứ Tư, 9-10-2024

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; Quyết định 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 5316/QĐ-BYT ngày 22/12/2020 của Bộ Y tế phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Bộ Y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị năm 2023; Kế hoạch số 04/KH-SYT ngày 31/01/2023 của Sở Y tế về Kế hoạch triển khai Chuyển đổi số trong ngành y tế năm 2023. Sở Y tế xin báo cáo các nội dung cụ thể như sau:

  1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện

Thực hiện Quyết định 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 66/KH-SYT ngày 06/9/2022 về Chuyển đổi số và xây dựng y tế thông minh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Y tế đã tập trung chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thanh toán dịch vụ khám chữa bệnh không dùng tiền mặt theo Kế hoạch số 76/KH-SYT ngày 20/10/2022.

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm  làm sạch dữ liệu tiêm chủng, liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy chứng tử.

  1. Tình hình thực hiện các mục tiêu
  • Tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả hạ tầng mạng và trang thiết bị CNTT), các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin. Năm 2023, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư hệ thống phần cứng và áp dụng các hệ thống phần mềm trong hoạt động chuyên môn tại đơn vị.

+ Đối với các cơ sở điều trị: 100% các đơn vị khám chữa bệnh sử dụng hệ thống phần mềm khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. 15/16 cơ sở khám chữa bệnh công lập sử dụng hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm LIS, 01/16 đơn vị áp dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS).

+ Đối với các đơn vị thuộc hệ dự phòng: 100% các đơn vị sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác chuyên môn như hệ thống báo cáo thông tin y tế theo Thông tư 37 của Bộ Y tế, hệ thống phần mềm Quản lý tiêm chủng mở rộng, phầm mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm, phần mềm quản lý thông tin bệnh nhân HIV-AIDS.

  • 100% văn bản (trừ văn bản mật) của Sở Y tế và các đơn vị (trừ văn bản đi của Trạm Y tế xã do ở Trạm Y tế xã không được trang cấp các máy quét) được gửi và nhận qua hệ thống mạng.
  • 95% hồ sơ nhân sự của cán bộ trong ngành được cập nhật thường xuyên và định kỳ. 05% nhân viên còn lại chưa có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không đăng nhập được, nguyên nhan do một số cán bộ  mới được tuyển dụng trong năm 2023.
  • Toàn ngành, tỷ lệ ban hành văn bản được ký số bởi lãnh đạo đơn vị là 14.266/113.174 văn bản (đạt tỷ lệ 12,6%), tỷ lệ ban hành văn bản được ký số bởi cơ quan, đơn vị là 16.918/113.174 văn bản (đạt tỷ lệ 14,9%)
  • Thường xuyên duy trì và cập nhật các thông tin về y tế lên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế tại địa chỉ https://soyt.quangtri.gov.vn. Thông tin cập nhật bao gồm các nội dung về các thủ tục hành chính, các văn bản và thông tin hoạt động của ngành.
  • Phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh thực hiện cập nhật danh sách 126 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ công trực tuyến.  Kết quả, năm 2022, tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý thông qua cổng một cửa điện tử là 880 hồ sơ (trong đó: có 380hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 43,2%).
  • Hoàn thành triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành. Thực hiện kết nối thành công dữ liệu từ hệ thống khám chữa bệnh, hệ thống dịch vụ công trực tuyến lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành.
  • 100% các cơ sở cung ứng thuốc (công ty, nhà thuốc, quầy thuốc) trên địa bàn tỉnh thực hiện kết nối với Cổng Quản lý Dược quốc gia, tuy nhiên, tỷ lệ cập nhật thông tin về thuốc lên hệ thống chưa cao.
  1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ
  1. Chuyển đổi nhận thức

Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số tại đơn vị; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với Nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị.

  1. Phát triển hạ tầng số

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, an ninh, bảo mật thông tin tại các đơn vị.

  1. Ứng dụng các nền tảng số
  • Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử: Với mục tiêu là mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe và dữ liệu hồ sơ sức khỏe phải được cập nhật liên tục, đầy đủ, chính xác, được đối chiếu thông tin hành chính và kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thực hiện Quyết định 1923/QĐ-BYT ngày 20/4/2023 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023. Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia tổ chức tập huấn TOT cho cán bộ CNTT trong ngành và có kế hoạch triển khai trong  năm 2024.
  • Nền tảng Quản lý tiêm chủng: Mục tiêu là cung cấp cho người dân công cụ đăng ký, phản ánh, tra cứu thông tin về tiêm chủng; kết nối liên thông dữ liệu và ứng dụng sổ sức khỏe điện tử của người dân. Năm 2023, 100% người dân được cập nhật dữ liệu trên nền tảng sau khi thực hiện tiêm chủng tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn sức khỏe từ xa cho người dân thông qua ứng dụng di động và các phương tiên công nghệ khác; đảm bảo an toàn thông tin bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân; đảm bảo quyền lợi của người dân trong hoạt động khám chữa bệnh từ xa; hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở y tế tuyến trên với tuyến dưới. Năm 2023, ngành y tế đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thực hiện khám chữa bệnh từ xa, tuy nhiên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, do nền tảng công nghệ chưa đáp ứng và các cơ sở y tế chưa chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện; mặt khác, người dân cũng chưa được tiếp cận với hình thức khám chữa bệnh từ xa.
  • Nền tảng Trạm Y tế xã: Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin Y tế cơ sở quản lý các nghiệp vụ của Trạm y tế bao gồm dân số kế hoạch hóa gia đình; khám bệnh chữa bệnh; quản lý tiêm chủng; quản lý bệnh truyền nhiễm; quản lý bệnh không lây nhiễm; quản lý chăm sóc sức khỏe sinh sản; quản lý uống vitamin A; quản lý phòng, chống HIV/AIDS; quản lý phòng, chống suy dinh dưỡng; quản lý phòng, chống tai nạn thương tích; quản lý thông tin tử vong; quản lý truyền thông, giáo dục sức khỏe; quản lý vệ sinh môi trường; quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; báo cáo thống kê. Năm 2023, 100% các trạm Y tế đã triển khai quản lý thông tin tiêm chủng và ứng dụng quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, hệ thống phần mềm thống kê y tế, phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm và phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm.
  1. Xã hội số
  • 100% các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh và tuyến huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt và chấp nhận sử dụng thẻ căn cước công dân thay thế thẻ BHYT trong khám chữa bệnh.
  1. Thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án 06

4.1. Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải
quyết TTHC; Ký số hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành

- Công tác số hóa hồ sơ tại Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công tỉnh: Sở Y tế đã triển khai cấp chứng thư số cho cán bộ tại bộ phận một cửa và triển khai thực hiện số hóa hồ sơ TTHC theo quy định.

- Công tác số hóa kết quả các thủ tục hành chính còn hiệu lực: Sở Y tế đã triển khai số hóa xong: 126 kết quả TTHC đạt 100%.

- Tỷ lệ ký số hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành của Sở Y tế đạt 82,4%, toàn ngành đạt 14,2%.

4.2. Rà soát, tái cấu trúc quy trình TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến

- Tổng số dịch vụ công ngành y tế triển khai tại bộ phận một cửa Trung
tâm Hành chính công tỉnh Quảng Trị là 126 thủ tục, trong đó có 30 TTHC đang cung cấp trực tuyến toàn trình.

- 100% thủ tục hành chính toàn trình và một phần đều cung cấp mẫu biểu Eform phục vụ cho tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tuyến.

- 100 % thủ tục hành chính được đồng bộ với cổng dịch vụ công quốc gia.

- Số lượng TTHC cung cấp toàn trình: 30 thủ tục

- Số lượng TTHC cung cấp một phần: 50 thủ tục

- Số lượng TTHC không cung cấp trực tuyến: 46 thủ tục

4.3. Làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID và ký hộ chiếu vắc xin

Việc “làm sạch” dữ liệu dữ liệu tiêm chủng Covid-19 là một trong những nội dung của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là nhiệm vụ quan trọng bởi Dữ liệu tiêm chủng phải đầy đủ, chính xác mới cung cấp số liệu phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành công tác tiêm chủng COVID-19 của chính quyền các cấp. Mặt khác, với người dân, việc khai báo thông tin tiêm chủng chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi về tiêm chủng và việc xác nhận “Hộ chiếu vaccine” phục vụ đi lại, giao thương quốc tế. Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ những người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin, thông tin được xác thực đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới được các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký xác nhận “Hộ chiếu vaccine”. Việc liên thông dữ liệu, xác thực thông tin không chỉ phục vụ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, xác nhận "Hộ chiếu vaccine" mà còn có ý nghĩa quan trọng đẩy nhanh ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành y tế (bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử, kê đơn thuốc điện tử...).

Hiện nay, đã thực hiện cập nhật dữ liệu 554.479/558.388 đối tượng người dân tham gia tiêm chủng vắc xin Covid-19 vào hệ thống đạt 99,3%, trong đó đã làm sạch dữ liệu tiêm chủng cho người dân 447.310/554.479 đạt tỷ lệ 80,8%, số lượng người dân được cấp hộ chiếu vắc xin là 306.543/554.479 đạt 55,3%.

4.4. Khai báo lưu trú cho bệnh nhân nội trú tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh

Sở Y tế đã chỉ đạo và triển khai tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh có điều trị bệnh nhân nội trú (15 đơn vị y tế trong ngành), tuy nhiên, hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có bệnh nhân điều trị nội trú chưa được hướng dẫn cấp tài khoản quản lý và sử dụng.

4.5. Liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy
chứng tử lên Cổng Giám định của BHXH

- Liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công bố đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe. Việc triển khai liên thông kết quả khám sức khỏe của người lái xe lên Cổng Giám định của BHXH để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (phạm vitoàn quốc) đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp theo nhiệm vụ của Đề án 06, hiện nay đã triển khai tại 13/13 cơ sở. Năm 2023, tổng số hồ sơ khám sức khỏe được liên thông thành công lên hệ thống Giám định của Bảo hiểm Y tế là 9.581/9.581 hồ sơ, đạt 100%.

- Liên thông Giấy chứng sinh, Giấy chứng tử để thực hiện 02 nhóm thủ
tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế
cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú.
Từ tháng 03/2023, Sở Y tế đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cấp giấy chứng sinh và giấy chứng tử thực hiện liên thông kết quảvà đẩy lên Cổng giám định BHYT.

Tính đến tháng 15/12/2023, tỷ lệ liên thông dữ liệu cụ thể như sau:

+ Tỉ lệ liên thông Giấy chứng sinh đạt tỉ lệ 100%

+ Tỉ lệ liên thông Giấy chứng tử đạt tỉ lệ 100%

4.6. Khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD

139/139 cơ sở khám chữa bệnh trong ngành thực hiện khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD, hình thức chủ yếu sử dụng số CCCD để đăng ký KCB bảo hiểm y tế thay vì các hình thức khác. Hiện tại 125 trạm Y tế xã chưa được trang bị thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ CCCD.

4.7. Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

- Hiện nay, đã triển khai tại 100% các Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y
tế cấp huyện và các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.

- Tại một số đơn vị triển khai hiệu quả nội dung này áp dụng các giải pháp:

(1) Phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn, bố trí 01 tổ gồm từ 3-6 người (trong đó có 1-2 cán bộ Ngân hàng) hỗ trợ tại quầy thanh toán bệnh viện, hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dùng tài khoản để chuyển khoản, đối với những người cao tuổi chưa có tài khoản thì cán bộ Ngân hàng sẽ hướng dẫn và lập cho bệnh nhân một tài khoản mới dùng để thanh toán viện phí cho những lần khám sau.

(2) Bố trí 01 cửa thu tiền viện phí riêng cho đối tượng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, khuyến khích bệnh nhân thanh toán tại cửa trên để không phải xếp hàng, chờ đợi lâu.

  1. Nhận xét đánh giá
  • Việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác chuyên môn, đặc biệt công tác khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.
  • Các hệ thống thông tin của Sở và các đơn vị được vận hành, duy trì hoạt động liên tục; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành tại các đơn vị; tạo môi trường làm việc điện tử, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính.
  • Hệ thống gửi nhận văn bản qua mạng được triển khai đồng bộ, phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu kỹ thuật của mỗi cơ quan, đơn vị, tạo tính thống nhất, sẵn sàng trong việc gửi văn bản điện tử. Các đơn vị trong ngành chưa triển khai thực hiện ký số văn bản đi và thực hiện xử lý văn bản trên hệ thống hồ sơ công việc. Các trạm Y tế chưa đăng ký chữ ký số cho đơn vị và Trưởng trạm.
  • Trang thông tin điện tử của Sở hoạt động thường xuyên, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Sở, đồng thời cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng; đầu tư cho CNTT chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động chuyển đổi số cho từng đơn vị và toàn ngành (đặc biệt là đối với các đơn vị thực hiện tự chủ); việc quản lý nhà nước về CNTT đang phân tán và thiếu hiệu qủa.

Mạnh Cường