Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- 06-07-2022
- 290 lượt xem
Để tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.
Với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”, Tháng hành động vì ATTP bắt đầu từ ngày 15/4 - 15/5/2022 trong phạm vi toàn tỉnh. Việc thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 nhằm tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm về an toàn thực phẩm nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các huyện có đường biên giới, cửa khẩu nhằm nhằm giảm thiểu ngộ độc do thực phẩm không an toàn. Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kịp thời xử lý các sự cố mất ATTP (nếu xảy ra trên địa bàn quản lý).
Lễ Phát động Tháng hành động ATTP tại Chợ Đông Hà
Thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường ở tất cả các tuyến. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần tích cực nâng cao nhận thức và chuyển biến hành động trong cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, thúc đẩy sản xuất thực phẩm sạch, an toàn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tích cực vào cuộc mạnh mẽ vận động, giám sát thực hiện ATTP. Cùng với đó, công tác quản lý ATTP đã thực hiện chuyển đổi mạnh sang quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực thúc đẩy các vùng chuyên canh, sản xuất thực phẩm an toàn gắn với xây dựng bản đồ sản xuất nông sản thực phẩm an toàn và đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm... Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn không ít bất cập, nhất là xuất phát từ việc còn tồn tại số lượng rất lớn các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Việc sản xuất nông sản thực phẩm còn manh mún nhỏ lẻ, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Do vậy, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát ATTP ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn tỉnh, đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong tỉnh và tiến đến xuất khẩu.
Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm ATTP, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn. Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Việc tổ chức triển khai tháng hành động được thực hiện từ tuyến tỉnh đến huyện, xã; chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP được đẩy mạnh thực hiện. Đối tượng ưu tiên truyền thông là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; chính quyền các cấp; các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Các nội dung truyền thông chủ yếu là tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bảo đảm an toàn điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, hiểu đúng, tìm hiểu kỹ các thông tin về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cùng với truyền thông, hoạt động kiểm tra liên ngành trong “Tháng hành động vì ATTP” cũng được quan tâm thực hiện.
Tình hình dịch Covid-19 còn phức tạp, tỉnh vừa nâng cao cảnh giác trong phòng chống dịch, đồng thời phải đảm bảo phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, việc thực hiện hiệu quả “Tháng hành động vì ATTP” nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP trong tình hình bình thường mới.
-
Bệnh viện Mắt Quảng Trị - Hiệu quả từ công tác phòng, chống mù lòa (06/07/2022) -
Nỗ lực trong công tác khống chế bệnh lao (26/03/2022) -
Từ những kinh nghiệm kiểm soát tình hình dịch bệnh của Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà (26/03/2022) -
Tăng cường công tác truyền thông điều trị ca bệnh Covid-19 (09/01/2023) -
Vững vàng phòng chống dịch bệnh (26/03/2022) -
Triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/06/2021 của Chính phủ (lần 2) (09/01/2023) -
Giám sát cộng đồng nguy cơ cao trong thời gian Tết Nguyên Đán năm 2022 (09/01/2023) -
Triển khai công tác y tế phục vụ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 (09/01/2023) -
Thu dung, cách ly, quản lý và điều trị ca bệnh Covid-19 (09/01/2023) -
Điều chỉnh hướng dẫn tạm thời về cách ly, xét nghiệm đối với người đến từ vùng dịch (09/01/2023)
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin Y tế
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Chuyển đổi số
- Nghiên cứu khoa học
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Thông tin tuyển dụng
- Gương sáng ngành Y
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 389/QLD-MP ngày 06/02/2024...
- Hôm nay34
- Tháng hiện tại871
- Tổng lượt truy cập1.668.106