Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Phòng tránh chấn thương mắt
- 27-10-2022
- 392 lượt xem
Chấn thương mắt chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lý gây giảm và mất thị lực đột ngột, khó hồi phục, đặc biệt là các chấn thương xuyên thủng nhãn cầu. Để bảo vệ đôi mắt, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí đúng khi bị chấn thương mắt để giảm thiểu khả năng mù lòa hoặc những biến chứng nặng có thể xảy ra.
Bị dị vật nhọn đâm xuyên giác mạc mắt phải, bệnh nhân Trương Hương Viên ở phường 2, Thành phố Đông Hà vào Bệnh viện Mắt Quảng Trị điều trị trong tình trạng đau nhức, mắt phải giảm thị lực. Sau khi khám xác định tình trạng bệnh, bác sĩ điều trị đã tiến hành xử trí lấy dị vật là mảnh thép dài 1cm ra khỏi mắt phải bệnh nhân. Đồng thời chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh, kháng viêm toàn thân, tại chỗ và điều trị tích cực bảo tồn mắt phải cho bệnh nhân. Sau một tuần điều trị, mắt phải bệnh nhân đã ổn định, đỡ đau nhức, thị lực phục hồi, tiên lượng tốt. “ Công việc của tôi là làm cơ khí, chỉ vì một bất cẩn trong lúc làm việc mà mắt tôi đã bị chấn thương. Sau những xử trí ban đầu tôi đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Mắt. Rất may cho bản thân tôi là đến nay, mắt tôi gần như đã phục hồi, bác sĩ cũng đã thông báo tôi sắp được xuất viện. Ở đây, ngoài việc được chăm sóc điều trị tích cực, các y bác sĩ luôn nhắc nhở tôi về sau phải hết sức chú ý khi làm việc, phải luôn có biện pháp bảo hộ mắt để phòng tránh chấn thương vì môi trường tôi làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ”- bệnh nhân Trương Hương Viên chia sẻ.
Khám mắt tại cộng đồng
Thống kê tại Bệnh viện Mắt Quảng Trị cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị do chấn thương mắt chiếm khoảng 10% tổng lượng bệnh nhân của đơn vị. Sở dĩ chấn thương mắt chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số các bệnh lý về mắt được điều trị tại đơn vị là do chấn thương mắt thường là tình trạng đa chấn thương, nên người bệnh thường đến các cơ sở Y tế khác để được xử trí các chấn thương đi kèm. Tuy nhiên trên thực tế, chấn thương mắt là tình trạng thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh về mắt, nằm trong nhóm 3 nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa hiện nay. Tình trạng chấn thương mắt xảy ra do nhiều nguyên nhân, đặc biệt tai nạn lao động sản xuất là nguyên nhân hàng đầu chiếm tỷ lệ khoảng 50-70%; nguyên nhân do tai nạn trong giao thông chiếm khoảng 10%; nguyên nhân do tai nạn trong sinh hoạt chiếm tỉ lệ khoảng 20-30 % và nguyên nhân do chơi thể thao chiếm tỉ lệ khoảng 3-5%. “ Chấn thương mắt là tình trạng tổn thương tại mắt do các nguyên nhân cơ học, lý hóa học khác nhau gây ra, có thể gây tổn thương mắt ở mi mắt, lệ bộ hoặc nhãn cầu. Chấn thương mắt có thể tồn tại ở nhiều mức độ, có thể nhẹ nhàng như xà phòng bay vào mắt, dị vật kết mạc, dị vật giác mạc nông … hoặc những trường hợp nặng nề như chấn thương xuyên thủng do vật nhọn, chấn thương có dị vật nội nhãn, có nguy cơ tổn thương nhãn cầu nghiêm trọng, thậm chí một vài trường hợp phải bỏ mắt để tránh tổn thương mắt còn lại”- Bác sĩ Chuyên khoa I Hoàng Thị Mỹ Duyên- Phụ trách Khoa Khám bệnh- BV Mắt tỉnh Quảng Trị cho biết.
Chấn thương mắt có nhiều mức độ, nếu thực hiện sơ cứu và xử trí ban đầu đúng sẽ giúp bảo vệ và phục hồi tốt thị giác cũng như chức năng thẩm mỹ của mắt. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là do thiếu kiến thức trong khâu xử trí ban đầu khi gặp chấn thương mắt, không ít người dân đã thực hiện những việc làm phản khoa học dẫn đến một số tổn thương tại mắt không đáng có: “ Ví dụ một số trường hợp mắt bị sưng đỏ do viêm nhiễm, có thể do vi rút hay vi khuẩn, thì một số người dân còn dùng chanh nhỏ vào mắt để xử trí, tình huống này có thể gây bỏng mắt nặng nề hơn. Hay trường hợp mắt bị bỏng do vôi vữa, nhiều người cũng lầm tưởng dùng chanh có tính a-xít có thể trung hòa tính kiềm do bỏng vôi, cách xử trí này cũng hoàn toàn sai lầm. Trường hợp khác như khi mắt bị bầm tím quanh mi, hay thấy có máu trong mắt, một số bệnh nhân dùng mật gấu nhỏ vào mắt, các cách xử trí này có thể gây hậu quả nặng nề cho mắt. Khi gặp những tình huống này, cách xử trí sáng suốt hơn là cần tìm đến ngay các cơ sở Y tế để được chữa trị. Trong một số tình huống cần thiết xử trí sớm ngay sau chấn thương như các trường hợp bỏng mắt do hóa chất, do mủ cây, do keo 502.... cần phải tiến hành rửa mắt liên tục bằng nước sạch có sẵn tại chỗ cho đến khi đến được cơ sở Y tế; Trường hợp dị vật là côn trùng, vôi vữa… nếu thấy an toàn có thể lấy bỏ khỏi mắt để hạn chế thời gian độc chất và hóa chất tác dụng gây tổn thương mắt nghiêm trọng; Trường hợp tổn thương rách da mi gây chảy máu nhiều, cần tiến hành cầm máu bằng vải sạch trước khi đến cơ sở y tế; Trường hợp chấn thương nặng gây mất tổ chức, phòi nội nhãn… cần giữ lại tất cả tổ chức và đưa ngay đến cơ sở Y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Khi xử trí trường hợp bị chấn thương mắt, cần giữ bình tĩnh trong mọi tình huống và đồng thời trấn an người bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh hay thuốc nhỏ mắt tự điều trị chấn thương. Không dùng tay dụi mắt hoặc dùng bông gòn lấy dị vật để tránh nhiễm trùng mắt và làm cho dị vật vào sâu hơn trong mắt. Việc xử trí tình trạng chấn thương mắt cần tiến hành trong thời gian sớm nhất có thể, vì nếu can thiệp điều trị chậm trễ có thể làm mắt tổn thương nặng hơn, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn hay mù lòa”- Bác sĩ Chuyên khoa I Hoàng Thị Mỹ Duyên khuyến cáo.
Phòng ngừa chấn thương mắt đóng vai trò hết sức quan trọng, vì chấn thương mắt có thể phát sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cách phòng tránh tối ưu nhất là tuân thủ nguyên tắc an toàn khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương mắt bằng cách mang kính bảo hộ, dụng cụ bảo hộ, che chắn mắt trong quá trình học tập, lao động, sản xuất, chơi thể thao… Quan trọng hơn, bản thân mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản về sơ cấp cứu nói chung và sơ cấp cứu chấn thương mắt nói riêng để biết cách xử trí đúng đắn khi gặp trường hợp bị chấn thương mắt./.
Phương Thảo
-
Tăng cường điều phối và sử dụng hiệu quả vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng (09/01/2023) -
Tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở y tế tư nhân (09/01/2023) -
Cảnh giác nguy cơ dịch bệnh trong thời điểm chuyển mùa (06/10/2022) -
Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ (09/01/2023) -
Hướng dẫn thực hiện các nội dung về công tác tự chủ và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 56/2022/TT-BTC. (09/01/2023) -
Tổ chức HPA đồng hành với cuộc chiến chống sốt rét ở một xã vùng biên (06/10/2022) -
Làm gì để khống chế các ổ bệnh sốt rét tại Hướng Hóa? (06/10/2022) -
Hướng Hóa tiếp tục mục tiêu tiêm vaccine phòng Covid-19 để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong tình hình mới (22/09/2022) -
Kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2022 (13/09/2022) -
Cần được tập trung nguồn lực để đạt kết quả chuyên môn cao nhất trong dự phòng, khám và điều trị bệnh lao, bệnh phổi (05/09/2022)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Thông tin Y tế
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin phổ biến pháp luật
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Chuyển đổi số
- Gương sáng ngành Y
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Tập huấn Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Hôm nay9
- Tháng hiện tại1251
- Tổng lượt truy cập1.700.167