Chi tiết bài viết - Sở Y tế
Nhân Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3: Cùng hành động để chấm dứt bệnh lao
- 26-03-2022
- 727 lượt xem
Được nhà bác học người Đức-Robert Kock công bố là nguyên nhân gây bệnh lao vào ngày 24/3/1882, đến nay trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) vẫn gây mắc bệnh lao ở gần 30.000 người và tử vong với 4.500 người trên khắp thế giới mỗi ngày, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Với bệnh lao vẫn còn …
Được nhà bác học người Đức-Robert Kock công bố là nguyên nhân gây bệnh lao vào ngày 24/3/1882, đến nay trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) vẫn gây mắc bệnh lao ở gần 30.000 người và tử vong với 4.500 người trên khắp thế giới mỗi ngày, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Với bệnh lao vẫn còn phổ biến, Việt Nam được xếp vào vị trí 12/22 quốc gia có số người mắc bệnh lao cao trên toàn cầu.
Kiểm tra hình ảnh chẩn đoán bệnh lao phổi trên phim chụp X-quang (Ảnh: Bội Nhiên)
Nguyên nhân sinh bệnh và cách lây nhiễm lao
– Tác nhân chính gây bệnh lao là một loại trực khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Trực khuẩn lao có thể sống vài tuần trong không khí và nước, từ 2 tháng đến 3 tháng ở đất ẩm và nơi tối.
– Bệnh lao lây từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua không khí vì trực khuẩn lao có trong không khí do người bệnh hắt hơi, khạc, nhổ, ho, hít, thở, ruồi mang trực khuẩn đến, có trường hợp do uống sữa không đun sôi của bò bị lao… Một người bệnh lao phổi có thể ho khạc ra từ 1 triệu đến 7.000 triệu trực khuẩn lao mỗi ngày. Khi vào cơ thể, trực khuẩn lao khu trú ở phổi là chính nên từ 85% đến 90% lao phát triển ở phổi, còn lại có thể gây lao màng não, lao xương khớp, lao hạch, lao thận, lao ruột, lao da nên khi nói đến bệnh lao là thường nói đến lao phổi. Người mang trực khuẩn lao trong cơ thể, y học gọi là nhiễm lao mà nếu hệ miễn dịch tốt thì có thể vẫn khỏe mạnh, nhưng đến khi hệ miễn dịch suy giảm hoặc mắc một bệnh khác như tiểu đường, cảm cúm, bụi silic phổi, HIV/AIDS… hoặc uống những loại thuốc ức chế miễn dịch thì sẽ phát triển thành bệnh lao.
Triệu chứng của bệnh lao phổi
– Ho, khạc có khi ra đờm hoặc trong đờm có lẫn máu trên 2 tuần, uống thuốc vẫn không khỏi bệnh.
– Ho ra máu khi bệnh tiến triển nặng.
– Thường xuyên bị đau ngực và khó thở.
– Thường xuyên bị sốt cao trong 2 tuần liền và hay bị sốt nhẹ lúc về chiều, đổ mồ hôi vào ban đêm.
– Gầy yếu, sút cân một cách nhanh chóng.
Cách phòng, chống bệnh lao phổi hiệu quả
– Tiêm vaccine phòng bệnh lao bắt buộc lúc sơ sinh đúng kỹ thuật.
– Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa trị được nên khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao thì cần đi khám ngay để có các biện pháp điều trị phù hợp.
– Khi bị ho trên 3 tuần mà uống thuốc chữa ho thông thường không khỏi kèm theo mệt mỏi hoặc sốt nhẹ lúc về chiều thì nên đi khám bệnh để được làm xét nghiệm đờm, xét nghiệm máu và thăm dò chức năng hô hấp, chiếu hoặc chụp X-quang phổi.
– Nếu bản thân hay người thân có các triệu chứng mắc lao thì cần chú ý chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, như: Tiệt trùng chăn, màn, nệm, gối, quần áo và đồ dùng cá nhân của người mắc lao bằng cách nhúng vào nước sôi hoặc phơi dưới ánh nắng để diệt vi khuẩn lao. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi ở của người có triệu chứng mắc lao, không khạc nhổ bừa bãi, không dùng chung vật dụng cá nhân để phòng ngừa bệnh lao lây lan trong gia đình. Từ bỏ ngay thuốc lá và rượu, bia để các biện pháp phòng chống bệnh lao phát huy hiệu quả và giúp nâng cao sức khỏe. Người có triệu chứng mắc lao mang khẩu trang khi sinh hoạt trong gia đình, không dùng chung bát đũa hoặc đồ dùng cá nhân của người khác.
Với hơn 100.000 người mắc lao được phát hiện và điều trị, đạt tỷ lệ chữa khỏi trên 90% trường hợp mắc mới mỗi năm trong cả nước, Việt Nam có kết quả điều trị bệnh lao rất tốt và được đánh giá là quốc gia đi đầu với mô hình triển khai thành công Chiến lược Chấm dứt bệnh lao toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay Việt Nam đang trên con đường chấm dứt bệnh lao vì đã có những điểm mạnh: Các cơ sở khám chữa bệnh trong mạng lưới y tế áp dụng tốt tất cả các kỹ thuật can thiệp mới được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, hướng dẫn và triển khai phác đồ chuẩn từ tiêu chuẩn chẩn đoán, các kỹ thuật xét nghiệm, phác đồ điều trị lao thường, lao đa kháng, tiền siêu kháng, siêu kháng và lao tiềm ẩn. Có những nghiên cứu đã được tiến hành và hoàn thành từ thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu điều tra, nghiên cứu can thiệp dịch tễ…
Thực hiện mục đích chấm dứt bệnh lao, ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã và đang góp phần làm tăng sự tiếp cận chủ động của cộng đồng với các dịch vụ phòng chống lao để phát hiện sớm tất cả mọi trường hợp mắc lao và điều trị khỏi tất cả các thể lao nhằm cắt đứt nguồn lây, hướng tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
BỘI NHIÊN (tổng hợp)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản Y tế
- Thông tin Y tế
- Quản lý nhà nước
- Nghiệp vụ Y
- Y tế dự phòng
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Cơ sở đủ điều kiện quan trắc môi trương lao động
- Cơ sở an toàn xét nghiệm sinh học
- Cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện chất là thuốc phiện
- Công bố hợp quy nước sạch sinh hoạt
- Nghiệp vụ Dược
- An toàn – Vệ sinh thực phẩm
- Trang thiết bị y tế
- Thanh tra Y tế
- Tài chính Y tế
- Thông tin phổ biến pháp luật
- Chiến lược, quy hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Chuyển đổi số
- Gương sáng ngành Y
- Thông tin tuyển dụng
- Thống kê Y tế
- Văn bản QPPL
- Tập huấn Bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 theo Công văn số 627/QLD-CL ngày 28/02/2024
- Thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3 theo Công văn số 598/QLD-CL ngày 29/02/2024
- Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
- Thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm theo Công văn số 390/QLD-MP ngày 29/01/2024...
- Hôm nay6
- Tháng hiện tại1598
- Tổng lượt truy cập1.697.408