Chi tiết tin - Sở Y tế

Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Thời gian qua, ngành y tế - dân số tỉnh đẩy mạnh thực hiện các chương trình, mô hình, đề án dân số - kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), trong đó có chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ và kế hoạch giảm sinh trên địa bàn tỉnh.

Nhằm bảo đảm đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện và có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, ngành y tế - dân số tỉnh tham mưu UBND ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND, ngày 1/7/2021 về thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ; tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 53/2023/NQ-HĐND, ngày 19/7/2023 quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ công tác y tế - dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, trong đó bổ sung chính sách miễn phí phương tiện tránh thai cho các đối tượng theo quy định của trung ương.

Sở Y tế giao chỉ tiêu thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại cho các địa phương chủ động lập kế hoạch. Chi cục Dân số-KHHGĐ xây dựng, ban hành các kế hoạch về thực hiện chương trình và đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản; chủ động phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

Trong năm 2023, ngành y tế - dân số tỉnh tiến hành rà soát lại các xã thuộc khu vực II, khu vực III theo Quyết định 861/QĐTTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách miễn phí chi phí dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng theo quy định tạiNghị quyết 45/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách dân số và phát triển tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp nhận, phân phối và cung ứng kịp thời phương tiện tránh thai (PTTT) miễn phí và xã hội hóa cho các đối tượng có nhu cầu.

Chủ động lồng ghép nội dung chương trình vào hội nghị nói chuyện chuyên đề của các chương trình, đề án dân số và phát triển; cung cấp thông tin về dịch vụ dân số - KHHGĐ vào các hoạt động mô hình câu lạc bộ “Tiền hôn nhân” và sinh hoạt ngoại khóa tại các trường THPT; tăng cường hoạt động truyền thông về xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS để người dân tự lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe và điều kiện kinh tế của gia đình, chuyển đổi hành vi của người dân về chia sẻ trách nhiệm thực hiện KHHGĐ, góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong chi phí dịch vụ KHHGĐ.

Đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin, nội dung hoạt động của chương trình thông qua chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số-KHHGĐ đến các xã có mức sinh cao, xã khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Kiều Nga, viên chức dân số Trung tâm Y tế huyện Đakrông chia sẻ: “Cùng với việc củng cố và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng có nhu cầu, chúng tôi đã mở rộng các hình thức xãhộihóa cung cấp PTTT,dịch vụ KHHGĐ về trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện để người dân tiếp cận và có nhiều cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp với mình hơn”.

Ngành y tế - dân số tỉnh còn tập trung củng cố, kiện toàn đội lưu động dịch vụ KHHGĐ tuyến huyện nhằm thực hiện dịch vụ trong các đợt chiến dịch; hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật thực hiện dịch vụ cho trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn. Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậucầnPTTTvàcungcấpdịchvụKHHGĐ. Chi cục Dân số - KHHGĐ kiểm tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng PTTT miễn phí tại 17 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Kết quả, năm 2023 có 100% huyện, thị xã, thành phố lồng ghép đưa nội dung chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ vào các hoạt động của chương trình, đề án của công tác dân số đang triển khai tại địa phương; 100% trạm y tế duy trì việc phân phối, cấp phát PTTT phi lâm sàng qua mạng lưới cộng tác viên dân số; 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại; số cặp vợ chồng mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại 33.466 cặp, đạt 101,4% kế hoạch.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình gặp một số khó khăn như: hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ vẫn chưa đáp ứng kịp thời, thuận lợi cho đối tượng. Một số trạm y tế chưa chủ động cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại chỗ, còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của tuyến huyện, nhất là các địa bàn vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số. Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại tuyến y tế cơ sở còn thiếu, chưa đảm bảo để cung cấp dịch vụ. Hoạt động cung cấp PTTT qua kênh xã hội hóa còn hạn chế.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, bác sĩ Nguyễn Hương Chương cho biết: “KHHGĐ là biện pháp chủ yếu điều chỉnh mức sinh và giúp người dân thực hiện biện pháp tránh thai để chủ động sinh con đúng chính sách dân số, tránh mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh, giảm thiểu tình trạng phá thai, giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản...Vì vậy, thời gian tới, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là truyền thông qua mạng xã hội. Phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ và đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện chương trình, đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người dân, qua đó góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn toàn tỉnh”.

Lệ Hà – Ngọc Trang

Bài viết liên quan
Thống kê
  • Hôm nay8
  • Tháng hiện tại135
  • Tổng lượt truy cập1.695.946
SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ

SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ

Người chịu trách nhiệm: Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Sở
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo – Phường 1 – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Điện thoại: 02333.3852.583; Fax: 0233.3852.586
 
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ