Chi tiết tin - Sở Y tế

Thư viện ảnh
Thống kê

Đang truy cập: 8

Hôm nay: 562

Tổng lượt truy cập: 1.499.954

Vắc xin 6 trong 1 phòng được những bệnh gì?

16:32, Thứ Bảy, 30-12-2023

Các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi – đối tượng dễ mắc những bệnh này ở Việt Nam.

Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp) ngay lập tức đã trở thành xu thế tiêm phòng cho trẻ của nhiều bậc phụ huynh, giúp giảm số mũi tiêm cần thiết từ 9 xuống 3, đồng nghĩa với việc giảm số lần bé bị đau do tiêm và đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian đi lại.

Vacxin 6 trong 1 là gì?

6 trong 1 là vacxin phối hợp có khả năng phòng được 6 bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong ở trẻ, bao gồm:

Bệnh bạch hầu (Diphteria)

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh bạch hầu nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, trụy tim mạch đột ngột khiến người bệnh tử vong nhanh.

Bệnh ho gà (Pertussis)

Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính gây ra bởi vi khuẩn ho gà (Bordetella pertusis). Ho gà đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, nó có thể làm người bệnh bị suy hô hấp, viêm phổi, viêm não, xuất huyết kết mạc thậm chí tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh uốn ván (Tetanus)

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi trực khuẩn Clotridium Tetani. Bệnh khiến cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy, cơ thân co cứng lại, kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis)

Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút Polio gây nên. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất vận động tay chân, liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Bệnh viêm gan B (Hepatitis B)

Viêm gan B là một trong những bệnh về gan nguy hiểm nhất do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh làm gan bị tổn thương. Ở thế nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư gan và suy gan.

Bạn đọc có thể đọc qua bài viết tổng quan về viêm gan B để nhận biết triệu chứng và cách phòng ngừa cho bản thân và trẻ nhỏ.

Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib

Bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib là bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenza typ B (Hib) gây ra. Bệnh gây ra nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm trùng huyết, phù não, tràn dịch dưới màng cứng, phù phổi cấp, viêm màng ngoài tim, suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Các loại vacxin 6 trong 1

Hiện nay, Việt Nam đang có 2 loại vắc xin 6 trong 1 từ 2 nhà sản xuất lớn, bao gồm:

  • Vacxin Infanrix Hexa sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK). Bắt đầu sử dụng ở Việt Nam từ năm 2006, vắc xin Infanrix Hexa giúp giảm số mũi tiêm từ 9 xuống 3. Đến thời điểm hiện tại, Infanrix Hexa đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia.

  • Vacxin Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur. Hexaxim đã được cấp phép lưu hành trên 113 quốc gia với hơn 50 triệu liều được sử dụng cho trẻ em toàn cầu. Vắc xin Hexaxim ở dạng dung dịch đóng sẵn trong bơm tiêm, không cần hoàn nguyên, giúp tiết kiệm thời gian trong  thao tác tiêm chủng

Điểm nổi bật chung của cả 2 loại vắc xin 6in1 là đều sử dụng vi khuẩn ho gà vô bào thay cho thành phần ho gà toàn tế bào nên có độ an toàn cao. Kể từ khi có mặt tại Việt Nam cho đến nay, vắc xin 6in1 nhanh chóng trở thành xu thế ưu việt của các bậc phụ huynh vì giúp rút ngắn tối đa thời gian tiêm chủng, đơn giản hóa việc tiêm ngừa đồng thời đảm bảo mang lại hiệu quả miễn dịch tối đa.

VNVC có đủ vắc xin 6 trong 1 phòng cùng lúc 6 bệnh nguy hiểm cho bé yêu trong năm tháng đầu đời

Vắc xin 6 trong 1 phòng cùng lúc 6 bệnh nguy hiểm cho bé yêu trong năm tháng đầu đời

Lịch tiêm vacxin 6 trong 1

Lịch tiêm chủng cơ bản của vacxin 6 trong 1  theo phác đồ như sau:

  • 3 mũi chính: khi trẻ được 2,3,4 tháng tuổi.

  • Mũi 4 nhắc lại khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi.

Khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 1 tháng.

* Lưu ý, nên hoàn thành phác đồ trước khi trẻ 24 tháng tuổi.

Các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng vắc xin 6 trong 1

Trường hợp được chỉ định tiêm vắc xin 6 trong 1

Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin dành riêng cho trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Vắc xin được tiêm vào bắp đùi của trẻ khi tiêm chủng. Đây là vắc xin hữu hiệu giúp trẻ được bảo vệ khỏi 6 bệnh nguy hiểm và phổ biến trong giai đoạn đầu đời. Vì thế nếu bé sức khỏe bình thường, bố mẹ nên cho trẻ tiêm sớm, đảm bảo đủ mũi đúng lịch.

Trường hợp hoãn hoặc không được tiêm vắc xin 6 trong 1

  • Trẻ sốt cao hoặc mắc các bệnh cấp tính.

  • Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc chủng ngừa, bao gồm cả neomyxin và polymixin B.

  • Từng xuất hiện các phản ứng sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng khi chủng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, viêm gan B, sốt bại liệt, uốn ván, viêm màng não do Hib.

  • Suy giảm hệ miễn dịch.

  • Từng bị sốt co giật trong vòng 3 ngày sau khi tiêm.

Tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 muộn có sao không? 

Vắc xin 6 trong 1 ra đời được đông đảo bậc phụ huynh tin dùng, vì thế vắc xin 6 trong 1 luôn trong tình trạng “sốt” vì được bố mẹ săn lùng. Không ít nơi, vắc xin 6 trong 1 luôn trong tình trạng khan hiếm khiến nhiều gia đình phải chờ đợi lâu để bé được tiêm.

Hơn nữa, miễn dịch thụ động khi bé được nhận từ mẹ sẽ mất dần theo thời gian, vì thế nếu bé được tiêm đủ số mũi trong vòng 6 tháng đầu thì hiệu quả phòng bệnh sẽ tối ưu nhất.

Trong trường hợp, nếu trẻ không tiếp xúc với nguồn bệnh và tỷ lệ chủng ngừa vắc xin 6 trong 1 trong cộng đồng cao thì việc tiêm trễ 1 đến 2 tháng có thể xem xét và không đáng lo ngại. Tuy nhiên với những trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 muộn thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn do chưa có đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể và kháng thể thụ nếu được nhận từ mẹ cũng bị hao mòn. 

Vì thế, phụ huynh nên cho bé đi tiêm sớm, đúng lịch đủ mũi. Hiện nay, trung tâm như VNVC triển khai việc mua giữa, đặt trước các mũi vắc xin lẻ và các gói vắc xin cho bé theo từng độ tuổi. Đảm bảo cho trẻ luôn được tiêm đầy và đủ các loại vắc xin.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên quan tâm thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, vệ sinh chan tay thường xuyên, hạn chế hôn bé hoặc hạn chế các thói quen không tốt của trẻ như đút tay vào miệng, không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có triệu chứng bệnh. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người khi trẻ chưa được phòng ngừa đầy đủ.

Các tin khác