Chi tiết bài viết - Sở Y tế

THÔNG TIN LIÊN KẾT

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online 8

  • Hôm nay 795

  • Tổng cộng 1.699.711

Vì sao sốt rét gia tăng tại A Dơi trong thời gian gần đây?

Ngày đăng: 27-03-2023

Nguyên nhân sốt rét gia tăng

Nhờ thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống sốt rét trong một thời gian dài thông qua việc phun hóa chất trên diện rộng; cung cấp màn và võng màn tồn lưu lâu cho dân cư sống trên địa bàn cùng với việc tăng cường các hoạt động giám sát thông qua thăm hộ gia đình tại thôn bản hàng tuần; các loại vật tư đảm bảo như test chẩn đoán nhanh, các loại thuốc sốt rét nên bức tranh sốt rét của A Dơi có chuyển biến tích cực từ xã thuộc vùng Sốt rét lưu hành nặng trước đây nay đã chuyển thành vùng sốt rét lưu hành vừa theo phân vùng dịch tể sốt rét năm 2019 của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, A Dơi có khoảng 4000 dân sống tại 6 thôn nhưng chia thành nhiều cụm dân cư sống gần sông suối, tiếp giáp bìa rừng; đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số; nghề nghiệp chính là trồng lúa rẫy,sắn, cao su; mức thu nhập còn thấp nên tìm kiếm các công việc khác ngoài địa bàn xã và bên kia biên giới để tăng gia sản xuất trong thời gian dài mà thiếu các biện pháp bảo vệ cá nhân như kem xua muỗi, ngủ màn,võng màn khi đi rừng, ngũ rẫy. Bên cạnh đó, tỷ lệ bảo vệ bằng phun hóa chất giảm dần, tỷ lệ ngủ màn còn thấp do cấu trúc nhà nhỏ; nhận thức và thực hiện các biện pháp tự bảo vệ phòng tránh sốt rét của người dân chưa thường xuyên.

Dữ liệu báo cáo từ Hệ thống bệnh truyền nhiễm cho biết: Tính từ tháng 7/2022 đến nay, trên địa bàn xã A Dơi ghi nhận 03 ổ bệnh với 7 ca nhiễm chủng P.vivax tại các thôn Proixy, Đồng Tâm và A Dơi Đớ không chỉ với người dân  sống tại chỗ mà còn có cả gia đình nhiễm từ bên ngoài làm tăng khả năng lây lan ra cộng đồng do môi trường sống và sinh địa cảnh thuận lợi cho việc phục hồi và phát triển của các loài An chính.Trước tình hình sốt rét gia tăng tại xã A Dơi, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện hỗ trợ xã điều trị các bệnh nhân nhiễm sốt rét theo liệu trình Bộ Y tế ban hành; điều tra các hộ xung quanh nhà bệnh nhân và xử lý ổ bệnh bằng phun hóa chất tồn lưu cho toàn bộ dân cư sống trong thôn; đồng thời truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng chống sốt rét.

Giải pháp thực hiện

Để từng bước khống chế sốt rét trên địa bàn hướng tới lộ trình loại trừ, cần có các giải pháp mang tính đòng bộ, căn cơ và bền vững. Trước mắt, tăng cường và củng cố mạng lưới y tế cơ sở: Là xã có dân di biến động lớn nên Tổ chức HPA (Health Poverty Action) tại Việt Nam chọn thực hiện trong giai đoạn 2021-2023 với việc xây dựng mạng lưới từ xã đến thôn bản là Điều phối viên, Tình nguyện viên, Y tế thôn bản thành Đội lưu động hoạt động tại thực địa 20 ngày /một tháng; tập trung phát hiện và truyền thông trực tiếp cho đối tượng nguy cơ này. Nhờ đó, khi có thông tin ca xuất hiện trên địa bàn, Đội lưu động thực hiện xét nghiệm bằng test chẩn đoán nhanh, kéo máu tìm ký sinh trùng; bệnh nhân được  điều trị kịp thời và uống thuốc vào tận dạ dày có sự giám sát của nhân viên Y tế thôn bản; điều tra, khoanh vùng và xử lý ổ bệnh không cho lan rộng.

Các nhân viên Y tế xã, Y tế thôn bản điều tra ổ bệnh tại Thôn A Dơi Đớ ngày 10/3/2023

Tăng cường và lồng ghếp các hoạt động giám sát dịch bệnh thông qua khám chữa bệnh tại Trạm Y tế và tại cộng đồng; ưu tiên cho các đối tượng dân di biến động, có sốt bởi bất kỳ lý do gì đều được kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình và đối tượng truyền thông thông qua họp dân hàng tháng,Tổ chức sự kiện truyền thông thu hút sự quan tâm và chú ý của người dân nhằm không ngừng nâng cao nhận thức trong việc tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng với phương châm người bị bệnh sốt rét nói cho người chưa bị nhiễm sốt rét; người nhận được thông điệp nói lại cho người sống bên cạnh tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Nhân dân thôn Proixy, xã A Dơi lắng nghe cán bộ Y tế truyền thông về các biện pháp PCSR trên địa bàn

Đảm bảo độ bao phủ hóa chất trên diện rộng thông qua phun hóa chất cho cộng đồng có tỷ lệ ngủ màn thấp < 80%, tỷ lệ màn/ người > 2; trong trường hợp các ổ bệnh dai dẳng cần phun tồn lưu 2 lần/ một năm gây áp lực lên trung gian truyền bệnh; vận động người dân sử dụng kem xua muỗi khi đi rừng; hun khói; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khang trang tránh nơi trú đậu của muỗi, phát quang bụi rậm, dời chuồng gia súc xa nhà….

Gắn phòng chống sốt rét trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương bảo đảm sinh kế cho người dân như quỹ đất làm nhà xa rừng, suối, đất sản xuất; tạo việc làm và thu nhập ổn định tại chỗ thì công tác phòng chống sốt rét mới hiệu quả và mang tính bền vững.

              ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị