Chi tiết bài viết - Sở Y tế
- Tin tức - sự kiện
- Quản lý nhà nước
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Gương sáng ngành y
- Nghiên cứu khoa học
- Chiến lược, QH, ĐH Phát triển
- Thông tin y học
- Văn bản pháp quy
- Thống kê y tế
- Thông báo
- Chuyển đổi số
- Người dân cần biết
-
Đang online 4
-
Hôm nay 278
Tổng cộng 1.699.194
Đẩy mạnh các giải pháp nhằm khống chế và loại trừ bệnh bạch hầu
Ngày đăng: 04-04-2023
Nguy cơ quay trở lại
Nhờ những tiến bộ khoa học, đặc biệt là các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nên các bệnh trong diện tiêm chủng như Lao, Sởi, Ho gà, Bại liệt….. đã giảm đáng kể trong một thời gian dài, nhiều bệnh đã được loại trừ.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số bệnh truyền nhiễm xuất hiện trở lại trong đó có bệnh bạch hầu.Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết năm 2020 ghi nhận 4 ổ dịch với 22 ca trong đó 6 ca có biểu hiện lâm sàng và 16 ca là người lành mang trùng phân bổ tại các xã Vĩnh Ô (01 ca), Vĩnh Hà (05 ca), Vĩnh Tú (01ca); xã Hướng Sơn (06 ca), xã Linh Trường (9ca). Điều đáng chú ý là nam giới chiếm 12/22 ca, nữ giới chiếm tỷ lệ 10/22 ca; số ca >5 tuổi chiếm hơn 90% (20/22).
Nguyên nhân xuất hiện ca bệnh bạch hầu trên địa bàn trong thời gian qua là do vẫn còn một tỷ lệ trẻ em không nhận được đầy đủ các mũi vaccine có thành phần bạch hầu, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tấn công, dễ bị tổn thương và gây thành dịch. Hơn nữa,trong bối cảnh giao lưu lớn khó kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm cho mầm bệnh xâm nhập về địa phương. Năm 2022, bệnh bạch hầu vẫn tiếp tục xuất hiện ở các tỉnh thành trong cả nước, trong dó có khu vực miền Trung- Tây nguyên.
Giải pháp thực hiện
` Để tiếp tục khống chế bệnh bạch hầu ở mức <0,05/100.000 dân, hạn chế đến mức tử vong thâp nhất và không để dịch bệnh bùng phát, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì cà củng cố Ban chỉ đạo và Đội đáp ứng nhanh. sẵn sàng nhân lực và vật tư điều tra ca bệnh, khoanh vùng và xử lý ổ dịch không cho lan rộng thông qua diều tra xác minh các ca bệnh và các ca nghi ngờ và đánh giá các yếu tố nguy cơ; lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh;vệ sinh môi trường tại các ổ dịch và các hộ gia đình ngay khi ghi nhận; điều trị dự phòng bằng kháng sinh các trường hợp nghi mắc và tiếp xúc với ca dương tính; đảm bảo các đối tượng nguy cơ được điều trị đúng liệu trình.Tăng cường và chủ động giám sát tại các cơ sở y tế và cộng đồng, đặc biệt tại các vùng lân cận ổ dịch, vùng giáp ranh với các địa phương có ca bệnh nhằm kịp thời khoanh vùng, khống chế không để dịch lây lan ra cộng đồng.Nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát thông qua hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, sự kiện, tin đồn; phát huy vai trò của y tế thôn bản, tổ dân phố trong việc phát hiện, khai báo kịp thời các trường hợp nghi nhiễm bạch hầu hoặc các trường hợp có tiếp xúc với ca dương tính, từ các địa phương khác trở về; cách ly bắt buộc các ca bệnh và các ca nghi ngờ tại các ổ dịch. Nhanh chóng tổ chức tiêm vaccine tại ổ dịch và các vùng lân cận càng sớm càng tốt. Lựa chọn loại vaccine phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng lứa tuổi. Tổ chức chiến dịch tiêm vaccine bạch hầu - uốn ván (Td) cho nhóm 7-8 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh. Phổ biến phác đồ điều trị bệnh bạch hầu đến cán bộ ở các cơ sở y tế trên toàn tỉnh theo quyết định 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu.Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị, đảm bảo đầy đủ thuốc, các loại vật tư y tế; và cách ly ca bệnh theo quy định tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Tiêm chủng vaccine cho trẻ em đầy đủ và đúng lịch là cách phòng bệnh tốt nhất
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình truyền thông trong cộng đồng về nguyên nhân, triệu chứng, các hậu quả do bệnh mang lại, các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu để người dân biết cách và chủ động tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng như đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể hàng ngày,hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, ca nghi ngờ; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ khang trang,sạch sẽ, có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và cách ly theo quy định.
Thành quả phòng chống các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh bạch hầu nói riêng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như người dân ghi nhận.Tuy nhiên, để việc loại trừ căn bệnh này ra khỏi cộng đồng trong thời gian tới thiết nghĩ không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế mà cần có sự vào cuộc chủ động phối hợp, tích cực của các ban ngành, đoàn thể; và sự chung tay hưởng ứng của người dân.
ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị
- Tăng cường phòng ngừa bệnh thủy đậu (28/03/2023)
- Vì sao sốt rét gia tăng tại A Dơi trong thời gian gần đây? (27/03/2023)
- Tích cực và chủ động phòng chống sốt xuất huyết (24/03/2023)
- Tăng cường kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét tại vùng biên giới (16/03/2023)
- Đakrông:Làm gì để cán mốc loại trừ sốt rét theo lộ trình ? (03/03/2023)
- HPA với cuộc chiến phòng chống sốt rét cho dân di biến động tại Quảng Trị (27/02/2023)
- Những khó khăn, thách thức trong công tác Phòng chống và loại trừ sốt rét tại Quảng Trị (24/02/2023)
- Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm (10/02/2023)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân (02/02/2023)
- 1.518 trẻ em 7 tuổi và học sinh lớp 2 trong toàn huyện Vĩnh Linh được tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh uốn ván-bạch hầu (02/02/2023)
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
Điện thoại: 0233. 3852583 - Email: info@dohquangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn https://soyt.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này