Chi tiết bài viết - Sở Y tế
- Tin tức - sự kiện
- Quản lý nhà nước
- Thông tin dự án, mua sắm công
- Gương sáng ngành y
- Nghiên cứu khoa học
- Chiến lược, QH, ĐH Phát triển
- Thông tin y học
- Văn bản pháp quy
- Thống kê y tế
- Thông báo
- Chuyển đổi số
- Người dân cần biết
-
Đang online 7
-
Hôm nay 695
Tổng cộng 1.699.611
Tăng cường phòng ngừa bệnh thủy đậu
16:38, Thứ Ba, 28-3-2023
Ngay sau khi nhận được thông tin trên địa bàn huyện xuất hiện các trường hợp mắc bệnh thủy đậu, Ban Giám hiệu trường mầm non xã Gio Châu, huyện Gio Linh đã chủ động phối hợp với Trạm y tế xã triển khai các biện pháp phòng ngừa; đồng thời cán bộ y tế đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, hướng dẫn cho thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh các biện pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho mình, người thân và cộng đồng.
“Thời gian qua, nhà trường chúng tôi thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở giáo viên làm vệ sinh sàn nhà, đồ chơi sinh hoạt, dụng cụ học tập của trẻ bằng dung dịch cloramin B; Các bửa ăn luôn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực cho trẻ em được tăng cường. Bên cạnh đó, phối hợp với phụ huynh để nắm bắt kịp thời tình hình sức khỏe của các cháu, nếu cháu nào nghi ngờ bị thủy đậu thì sẽ tiến hành cách ly và thông báo ngay cho trạm y tế để tránh bị lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu”, cô Trương Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non Gio Châu, huyện Gio Linh cho biết.
Cán bộ trạm y tế tuyên truyền, tư vấn cách phòng ngừa bệnh thủy đậu cho người chăm sóc trẻ.
Theo Bộ Y tế, thủy đậu là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh dễ lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với nguồn bệnh như: nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi, ho,… và có thể lây qua việc dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày với người bệnh.
Đặc biệt, tháng 3 và 4 được xem là tháng “nóng” nhất của bệnh thủy đậu bởi khoảng thời gian này độ ẩm trong không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát tán và lây bệnh. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh xuất hiện từ 7 - 21 ngày sau khi nhiễm vi rút, bao gồm: sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn…, sau đó những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2-3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4-5 ngày.
Theo hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 54 trường hợp mắc bệnh thủy đậu (tăng 23% so với cùng kì năm 2022), trong đó tập trung nhiều nhất là huyện Hướng Hóa và Gio Linh. Mặc dù thủy đậu là bệnh lành tính nhưng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Trong khi đó, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh chưa có kiến thức về bệnh thủy đậu hoặc chủ quan cho rằng đây là bệnh thông thường, nên dù trẻ đã có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nhưng vẫn tiếp tục cho đến trường và những nơi đông người; có trường hợp tự ý điều trị nhưng không đúng cách dẫn đến nhiễm trùng và khi đưa đến cơ sở y tế thì bệnh đã nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị, cũng như phòng chống dịch bệnh.
Trước tình hình đó, ngành y tế tỉnh đã phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các ca bệnh mới; cũng như kiểm soát, khống chế không để bệnh bùng phát và lây lan ra cộng đồng, nhất là những khu vực có ổ dịch cũ, môi trường khép kín có nguy cơ cao như: nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học và gia đình. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế luôn đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị y tế và nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.
“Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, người dân cần thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế như: Hạn chế tiếp xúc với người bệnh; Những trường hợp mắc bệnh cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 7 đến 10 ngày từ khi phát hiện bệnh; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; Vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường. Đặc biệt, biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất hiện nay vẫn là tiêm vắc xin, do đó trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn cần đến các cơ sở y tế để tiêm ngừa vắc xin thủy đậu nhằm bảo vệ sức khỏe trước tình hình các dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay”, bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Trang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết.
Nguyễn Hoài Nam
- Vì sao sốt rét gia tăng tại A Dơi trong thời gian gần đây? (27/03/2023)
- Tích cực và chủ động phòng chống sốt xuất huyết (24/03/2023)
- Tăng cường kết hợp quân dân y trong phòng chống sốt rét tại vùng biên giới (16/03/2023)
- Đakrông:Làm gì để cán mốc loại trừ sốt rét theo lộ trình ? (03/03/2023)
- HPA với cuộc chiến phòng chống sốt rét cho dân di biến động tại Quảng Trị (27/02/2023)
- Những khó khăn, thách thức trong công tác Phòng chống và loại trừ sốt rét tại Quảng Trị (24/02/2023)
- Hướng dẫn lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm (10/02/2023)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân (02/02/2023)
- 1.518 trẻ em 7 tuổi và học sinh lớp 2 trong toàn huyện Vĩnh Linh được tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh uốn ván-bạch hầu (02/02/2023)
- Ngành y tế tỉnh Quảng Trị với nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (10/01/2023)
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 34 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
Điện thoại: 0233. 3852583 - Email: info@dohquangtri.gov.vn
HỆ THỐNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
Ghi rõ nguồn https://soyt.quangtri.gov.vn khi sử dụng thông tin từ website này