Chi tiết tin - Sở Y tế

Thư viện ảnh
Thống kê

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 591

Tổng lượt truy cập: 1.531.827

Báo cáo tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022

14:6, Thứ Tư, 17-1-2024

Tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ đến thời điểm báo cáo.

1. Về thực hiện nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của các đơn vị sự nghiệp trc thuộc

a) Về tổ chức bộ máy, tình hình sắp xếp bộ máy của các đơn vị.

Từ khi triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phú Quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn, các đơn vị đã chủ động sử dụng kinh phí giao hiệu quả hơn khi thực hiện nhiệm vụ; chủ động trong sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu; tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu tiết kiệm chi và hoàn thành nhiệm vụ được giao trên mọi lĩnh vực; nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan và tăng cường sự giám sát của cán bộ, nhân viên trong việc sử dụng biên chế, kinh phí hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tổng số đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính theo Quyết định số 2041/QĐ-UBND ngày 08/8/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc giao quyền tự chủ tài chính giai đoạn 2022-2025 cho đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế:

Trong đó :

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên (Nhóm 2): 05 đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm 1 phần kinh phí chi thường xuyên (Nhóm 3):

+ Đơn vị tự đảm bảo từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên:       06 đơn vị

+ Đơn vị tự đảm bảo từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên:         06 đơn vị

+ Đơn vị tự đảm bảo từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên:         01 đơn vị

- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 4) : 02 đơn vị

b) Về số lượng cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng của các đơn vị:

- Tổng số cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng giao đầu năm: 2.681 người      

Trong đó : + Số cán bộ, viên chức : 1.891 người

                  + Số lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên : 28 người

                           + Số hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp : 722 người

- Tổng số cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng cuối năm: 3.466 người (chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

c) Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị (chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

2. Về kết quả thực hiện giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị

- Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập:  20 đơn vị; chi tiết theo từng lĩnh vực; mức độ tự chủ (4 nhóm) trong giai đoạn thực hiện tự chủ tài chính.

- Về nâng mức độ tự chủ tài chính của đơn vị nhóm 3

+ Kết quthực hiện so với yêu cầu của Nghị định.

+ Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.

+ Đề xuất giải pháp cho giai đoạn 05 năm tiếp theo.

- Về thực hiện giảm chi ngân sách nhà nước trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ (số phải giảm theo mục tiêu, số thực hiện, khó khăn, vướng mắc, nếu có....).

3. Về thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị

          Được sự quan tâm chỉ dạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị và sự phối hợp của các ban, ngành, Sở Y tế đã nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế giai đoạn 2022-2025.

  1. Về mức thu:

- Nguồn thu từ đối tượng BHYT: Thực hiện theo Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp; Thực hiện Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế về sửa đổi một số điều của thông tư 39/2018/TT-BYT, ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp.

- Thu đối tượng không thuộc phạm vi BHYT: Thực hiện theo Quyết định số 3714/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc giá dịch vụ khám chữa bệnh cho các đối tượng không thuộc phạm vi chi trả của Quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Các khoản thu kiểm dịch, Y tế dự phòng: Thu theo Thông tư 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.

- Thu từ các hoạt động dịch vụ khác do đơn vị tự quyết định : Thể hiện rõ trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)

  1. Về nguồn thu, chi thường xuyên giao tự chủ (bao gồm số nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN khác): Chi tiết theo Phụ lục đính kèm.
  2. Phân phối kết quả tài chính (chênh lệch thu, chi thường xuyên trích lập các Quỹ): Chi tiết theo Phụ lục đính kèm.

d) Tình hình xây dựng, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ:

- Số các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 20/20 được giao tự chủ tài chính (đạt tỷ lệ 100 %).

- Tình hình xây dựng, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

Ngay từ đầu năm, các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình trong việc để quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với hoạt động đặc thù của từng đơn vị, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ tại các đơn vị trước khi bàn hành, đều được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn. Các đơn vị đã bám sát vào hướng dẫn những nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp theo Thông tư 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị đã thực hiện đúng công khai dự toán theo đúng quy định, nghiêm chỉnh, một vài đơn vị đã bắt đầu xây dựng phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận như : khoán sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước. công tác phí và các khoản khoán chi khác. Góp phần thực hành có hiệu quả việc tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác sử dụng, quản lý của đơn vị. Kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán chi được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

Việc giao cho các đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp các đơn vị chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho cơ quan, phân công công việc cho từng cán bộ hợp lý hơn, góp phần làm tăng chất lượng và hiệu quả công việc. Qua công tác thực hiện tự chủ, các đơn vị đã chủ động trong việc chi tiêu, giảm bớt các khoản chi không thật sự cần thiết, góp phần tăng thu nhập cho công chức và người lao động trong cơ quan, tuy nhiên vẫn đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, không làm ảnh hưởng đến yêu cầu nhiệm vụ.

4. Những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân:

          Từ năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm mạnh, ảnh hưởng đến các đơn vị sự nghiệp trong việc điều hành hoạt động tự chủ của đơn vị. Giá dịch vụ khám, chữa bệnh cũng chỉ mới kết cấu 2 trong 4 yếu tố là chi phí tiền lương và các chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, vật tư, điện, nước, xử lý rác thải, nước thải), còn các chi phí khác vẫn chưa được kết cấu vào giá (chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí duy tu sửa chữa tài sản, chi phí công nghệ thông tin; chi phí quản lý, chi phí đào tạo,…). Để ổn định nguồn thu chính đáng cho các bệnh viện, cần sớm điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng tính đủ.

Việc thực hiện thẩm định, phê duyệt quyết toán chi phí KCB BHYT hàng năm qua nhiều khâu, nhiều lần, nhiều cấp và thời gian kéo dài, chi phí KCB BHYT đã được quyết toán những năm trước giảm trừ vào năm sau, gây ra những khó khăn cho đơn vị đối với hoạt động tài chính trong năm và những năm tiếp theo.

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP đã có nhiều điểm tích cực và cụ thể hóa bằng các quy định giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của các ĐVSNCL, tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa thực sự rõ để các ĐVSNCL có thể tự thực hiện được, một số quy định không thể thực hiện ngay mà phải chờ các hướng dẫn của các cơ quan khác, một số quy định chưa thực sự đồng bộ với những quy định trong các luật khác cần phải tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ.

Mặt khác, công tác đấu thầu thuốc, vật tư, hóa chất để phục vụ công tác khám, chữa bệnh còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Giá tham khảo thuốc được phê duyệt thấp so với mặt bằng chung, dẫn đến việc các nhà thầu tham dự không trúng thầu vì giá dự thầu cao hơn giá kế hoạch. Thời gian dành cho việc đấu thầu thuốc và vật tư y tế mất quá nhiều thời gian dẫn đến việc các y bác sĩ khó tập trung được vào hoạt động chuyên môn. Nhân lực cho công tác đấu thầu thiếu, nhân lực các tổ thầu tại đơn vị chủ yếu là kế toán, dược sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, đa số thành viên đều làm công tác chuyên môn và phải kiêm nhiệm thêm công tác đấu thầu chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức đấu thầu và thời gian phục vụ công tác chuyên môn quá tải nên trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà thầu phải làm ngoài giờ đôi khi không kịp thời gian quy định phải gia hạn nhiều lần.

Mỹ Lan 

Các tin khác