Chi tiết tin - Sở Y tế

Thư viện ảnh
Thống kê

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 216

Tổng lượt truy cập: 1.499.609

Làm gì để khống chế các ổ bệnh sốt rét tại Hướng Hóa?

7:37, Thứ Năm, 6-10-2022

Nhờ có sự đầu tư to lớn trong một thời gia dài của Đảng và Nhà nước nên bộ mặt miền núi Hướng Hóa có nhiều thay đổi đáng kể. Các công trình phục vụ dân sinh ngày càng hoàn thiện như điện, đường, trường, trạm về đến tận các bản làng xa xôi, góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, phòng chống và loại trừ sốt rét nói riêng trên địa bàn Hướng Hóa.

Nhờ có sự đầu tư to lớn trong một thời gia dài của Đảng và Nhà nước nên bộ mặt miền núi Hướng Hóa có nhiều thay đổi đáng kể. Các công trình phục vụ dân sinh ngày càng hoàn thiện như điện, đường, trường, trạm về đến tận các bản làng xa xôi, góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, phòng chống và loại trừ sốt rét nói riêng trên địa bàn Hướng Hóa.

Bs Trần Văn Thịnh - PGĐ Sở Y tế thăm gia đình bệnh nhân bị sốt rét tại xã Hướng Linh

Tuy nhiên, trong những tháng năm gần đây số ổ bệnh sốt rét gia tăng trở lại không chỉ tại các nơi được xem là “cái nôi sốt rét” như các xã Xy, A Dơi, Ba Tầng, Thanh…. trước đây mà còn xuất hiện tại các xã phía Bắc như Hướng Sơn, Hướng Linh làm cho mục tiêu hướng tới loại trừ sốt rét chậm hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân của tình hình trên xuất phát là sau một thời gian giãn cách do COVID-19, người dân quay trở lại các hoạt động thường ngày như giao lưu qua biên giới,vào rừng, ngũ rẫy tìm kiếm cơ hội mưu sinh như hái lan rừng,trồng chuối, trồng sắn…. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ như phun tồn lưu hóa chất giảm dần do nguồn lực hạn chế; đa phần người dân sống trong các vùng sốt rét là đồng bào dân tộc thiểu số còn nghèo nên việc mua màn bổ sung, võng màn để tự bảo vệ cho bản thân và gia đình khi ở nhà cũng như khi giao lưu qua lại biên giới, vào rừng, ngũ rẫy còn thấp. Ngoài ra, tại địa bàn nhiều xã khoảng cách đi lại các cơ sở điều trị còn xa, bên cạnh đó người bệnh nhiễm chủng P. vivax (11/11ca) có các biểu hiện không rầm rộ nên kể từ khi bị sốt tới khi phát hiện kéo dài khoảng 01 tuần và dễ nhầm với các bệnh thông thường khác làm cho nguy cơ lây nhiễm từ nơi khác về thành ca nội địa trong khi các yếu tố thuận lợi cho muỗi Anophelles phát triển như nhà gần suối, bìa rừng, các loại cây lưu niên được trồng như mít, trẩu. Trao đổi với chúng tôi, BN Hồ Thi Th - 24 tuổi, trú tại cụm1Miệt- xã Hướng Linh cho biết khi bị sốt có xin thuốc cán bộ y tế xã nhưng sau 1 tuấn không đỡ, bản thân nghĩ bị nhiễm COVID-19 nên tự đến BVĐK Trung tâm Y tế nhập viện và được chẩn đoán bị nhiễm sốt rét chủng P.vivax.

Vì vậy, việc khống chế kịp thời các ổ bệnh trong thời điểm hiện nay là rất quan trọng và cấp thiết với mục tiêu không để tử vong xảy ra, và không cho sốt rét lan rộng, đồng thời là cơ sở để triển khai giải quyết các ổ bệnh trong thời gian tới.

Điều quan trọng để giải quyết sớm các ổ bệnh là cần có sự phối hợp giữa các tuyến. Do đó việc cập nhật, báo cáo và điều tra các ca bệnh theo quy định là quan trọng. Trong đó cần lưu ý phân tích theo thời gian, theo địa điểm, con người (chú ý trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai…) và so sánh với diễn biến cùng kỳ về tuần, tháng và năm trước. Chú trọng các yếu tố dịch tể nhằm xác định ca bệnh nhiễm tại chỗ hay từ nơi khác về. Sử dụng các công cụ hiện có như test chẩn đoán nhanh và kính hiển vi nhằm xác định chủng loại ký sinh trùng để điều trị thích hợp tránh trở nặng và tái phát trong thời gian đến. Bên cạnh đó, cần giám sát các chỉ số liên quan đến muỗi bao gồm thành phần, mật độ muỗi để can thiệp bằng hóa chất kịp thời. Thống kê đầy đủ các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét như: Dân di biến động, chú ý dân di cư tự do, dân giao lưu qua biên giới, dân đi rừng, ngũ rẫy…Phối hợp với các cấp ủy Đảng và Chính quyền sở tại chuyển tải các thông điệp cho người dân để họ tự giác thực hiện như: Bệnh sốt rét là do muỗi truyền; Phòng bệnh sốt rét bằng cách thường xuyên ngủ màn tẩm hóa chất và phun tồn lưu hóa chất lên tường trong nhà; Khi bị sốt phải đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa bệnh; Uống thuốc sốt rét đủ liều và đủ ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc. Phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các buổi phổ biến kiến thức phòng chống sốt rét trong các trường học, tại các buổi họp dân nhằm huy động sự tham gia tích cực và đồng hành cùng ngành y tế của các ban, ngành đoàn thể và người dân.

Tình nguyện viên Hồ Văn Thằn lấy lam máu và hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc sốt rét

 Khống chế ổ bệnh kịp thời và đúng đắn không chỉ giúp phòng tránh tử vong do sốt rét tăng cao mà còn làm giảm số ca mắc bệnh sốt rét trên địa bàn, từng bước hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét, góp phần vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân tại nơi còn khó khăn này.

 ThsBs Lê Thạnh- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị

Các tin khác