Chi tiết tin - Sở Y tế

Thư viện ảnh
Thống kê

Đang truy cập: 4

Hôm nay: 907

Tổng lượt truy cập: 1.532.143

Kết quả thực hiện Đề án 06 năm 2023 Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024 trong ngành y tế

15:33, Thứ Tư, 17-1-2024

Thực hiện Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 13/9/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia" tỉnh Quảng Trị năm 2023. Sở Y tế xin báo cáo kết quả thực hiện trong năm 2023 và Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024, cụ thể như sau:

  1. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 06 NĂM 2023

Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 27/02/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia” năm 2023  (Đề án 06).

 Sở Y tế báo cáo cụ thể tiến độ triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 như sau:

- Tổng số nhiệm vụ được giao: 07 nhiệm vụ

- Tổng số nhiệm vụ đã hoàn thành: 07 nhiệm vụ

- Tổng số nhiệm vụ chưa hoàn thành: 01 nhiệm vụ

- Tổng số nhiệm vụ duy trì thực hiện thường xuyên: 04 nhiệm vụ

II. KẾT QUẢ CÁC MẶT CÔNG TÁC

  1. Công tác chỉ đạo, triển khai

Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai các nhiệm vụ Đề án 06 của Sở Y tế đã ban hành: Công văn số 320/SYT-NVY ngày 13/3/2022; Công văn số 326/SYT-NVY ngày 13/3/2023; Công văn 375/SYT-CNTT ngày 20/3/2023; Công văn 504/SYT-TC ngày 10/4/2023; Công văn số531/SYT-CNTT ngày 03/4/2023; Công văn số 544/SYT-CNTT ngày 17/04/2023; Công văn 938/SYT-NVY ngày 06/6/2023; Công văn 948/SYT-NVY ngày 19/6/2023; Công văn số 1661/SYT-NVY ngày 06/10/2023.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo tiến độ triển khai định kỳ theo tuần, tháng, quý các nhiệm vụ theo Đề án 06 kịp thời, đầy đủ theo quy định.

2. Công tác truyền thông triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06

- Tích cực tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện về việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp tích hợp BHYT, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trên nhiều phương tiện thông tin và đăng tải công khai trên Trang Thông tin điện tử Sở Y tế

- Tăng cường phối hợp công tác thông tin, truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng hiện có để người dân được biết và hiểu về những tiện lợi, lợi ích mang lại, từ đó dần dần thay đổi thói quen sử dụng CCCD gắn chíp hoặc cài đặt ứng dụng VNeID trên điện thoại di động thông minh khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 (07 nhiệm vụ)

3.1. Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; Ký số hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành

- Công tác số hóa hồ sơ tại Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công tỉnh: Sở Y tế đã triển khai cấp chứng thư số cho cán bộ tại bộ phận một cửa và triển khai thực hiện số hóa hồ sơ TTHC theo quy định.

- Công tác số hóa kết quả các thủ tục hành chính còn hiệu lực: Sở Y tế đã triển khai số hóa xong: 126 kết quả TTHC đạt 100%.

- Tỷ lệ ký số hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản điều hành của Sở Y tế đạt 82,4%, toàn ngành đạt 14,2%.

3.2. Rà soát, tái cấu trúc quy trình TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến

- Tổng số dịch vụ công ngành y tế triển khai tại bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Trị là 126 thủ tục, trong đó có 30 TTHC đang cung cấp trực tuyến toàn trình.

- 100% thủ tục hành chính toàn trình và một phần đều cung cấp mẫu biểu Eform phục vụ cho tổ chức, công dân nộp hồ sơ trực tuyến.

- 100 % thủ tục hành chính được đồng bộ với cổng dịch vụ công quốc gia.

- Số lượng TTHC cung cấp toàn trình: 30 thủ tục

- Số lượng TTHC cung cấp một phần: 50 thủ tục

- Số lượng TTHC không cung cấp trực tuyến: 46 thủ tục

3.3. Làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID và ký hộ chiếu vắc xin

Việc “làm sạch” dữ liệu dữ liệu tiêm chủng Covid-19 là một trong những nội dung của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là nhiệm vụ quan trọng bởi Dữ liệu tiêm chủng phải đầy đủ, chính xác mới cung cấp số liệu phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành công tác tiêm chủng COVID-19 của chính quyền các cấp. Mặt khác, với người dân, việc khai báo thông tin tiêm chủng chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi về tiêm chủng và việc xác nhận “Hộ chiếu vaccine” phục vụ đi lại, giao thương quốc tế. Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ những người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin, thông tin được xác thực đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới được các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký xác nhận “Hộ chiếu vaccine”. Việc liên thông dữ liệu, xác thực thông tin không chỉ phục vụ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, xác nhận "Hộ chiếu vaccine" mà còn có ý nghĩa quan trọng đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành y tế (bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử, kê đơn thuốc điện tử...).

Tính đến ngày 15/12/2023, đã thực hiện cập nhật dữ liệu 554.479/558.388 đối tượng người dân tham gia tiêm chủng vắc xin Covid-19 vào hệ thống đạt 99,3%, trong đó đã làm sạch dữ liệu tiêm chủng cho người dân 447.310/554.479 đạt tỷ lệ 80,8%, số lượng người dân được cấp hộ chiếu vắc xin là 306.543/554.479 đạt 55,3%.

3.4. Khai báo lưu trú cho bệnh nhân nội trú tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh

Sở Y tế đã chỉ đạo và triển khai tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh có điều trị bệnh nhân nội trú (15 đơn vị y tế trong ngành), tuy nhiên, hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có bệnh nhân điều trị nội trú chưa được hướng dẫn cấp tài khoản quản lý và sử dụng.

3.5. Liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe, Giấy chứng sinh, Giấy
chứng tử lên Cổng Giám định của BHXH

- Liên thông Giấy khám sức khỏe lái xe: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công bố đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe. Việc triển khai liên thông kết quả khám sức khỏe của người lái xe lên Cổng Giám định của BHXH để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (phạm vi toàn quốc) đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp theo nhiệm vụ của Đề án 06, hiện nay đã triển khai tại 13/13 cơ sở. Năm 2023, tổng số hồ sơ khám sức khỏe được liên thông thành công lên hệ thống Giám định của Bảo hiểm Y tế là 9.581/9.581 hồ sơ, đạt 100%.

- Liên thông Giấy chứng sinh, Giấy chứng tử để thực hiện 02 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú. Từ tháng 03/2023, Sở Y tế đã chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cấp giấy chứng sinh và giấy chứng tử thực hiện liên thông kết quảvà đẩy lên Cổng giám định BHYT.

Tính đến tháng 15/12/2023, tỷ lệ liên thông dữ liệu cụ thể như sau:

+ Tỉ lệ liên thông Giấy chứng sinh đạt tỉ lệ 100%

+ Tỉ lệ liên thông Giấy chứng tử đạt tỉ lệ 100%

3.6. Khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD

139/139 cơ sở khám chữa bệnh trong ngành thực hiện khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD, hình thức chủ yếu sử dụng số CCCD để đăng ký KCB bảo hiểm y tế thay vì các hình thức khác. Hiện tại 125 trạm Y tế xã chưa được trang bị thiết bị đọc mã QR Code trên thẻ CCCD.

3.7. Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

- Hiện nay đã triển khai tại 100% các Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế cấp huyện và các đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn.

- Tại một số đơn vị triển khai hiệu quả nội dung này áp dụng các giải pháp:

(1) Phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn, bố trí 01 tổ gồm từ 3-6 người (trong đó có 1-2 cán bộ Ngân hàng) hỗ trợ tại quầy thanh toán bệnh viện, hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân dùng tài khoản để chuyển khoản, đối với những người cao tuổi chưa có tài khoản thì cán bộ Ngân hàng sẽ hướng dẫn và lập cho bệnh nhân một tài khoản mới dùng để thanh toán viện phí chonhững lần khám sau.

(2) Bố trí 01 cửa thu tiền viện phí riêng cho đối tượng thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, khuyến khích bệnh nhân thanh toán tại cửa trên để không phải xếp hàng, chờ đợi lâu.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm

Công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 của ngành y tế đã đạt được các kết quả nhất định. Những kết quả bước đầu đạt được do có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự vào cuộc hăng hái, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức, người lao động ngành y tế cũng như sự phối hợp, chia sẻ giữa các ngành, địa phương và quần chúng nhân dân.

2. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc

2.1. Nội dung đăng ký khám bệnh BHYT bằng CCCD

+ Nhiều người dân chưa biết được tiện ích KCB BHYT bằng CCCD hoặc các ứng dụng trên điện thoại nên khi đi khám chữa bệnh vẫn mang chứng minh thư, các giấy tờ có ảnh như bằng lái xe, thẻ người cao tuổi...; Một số trường hợp xuất trình thẻ CCCD để KCB nhưng thẻ chưa tích hợp BHYT nên tra cứu không có thông tin, theo thống kê tại các cơ sở y tế số lượng thẻ CCCD chưa tích hợp thẻ BHYT khoảng từ 10-20% số bệnh nhân đến khám.

+ Hiện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang hoàn thiện tích hợp Cổng tiếp nhận thông tin khám chữa bệnh BHYT để lấy thông tin thẻ BHYT từ căn cước công dân nên Thông tin của người bệnh vẫn còn bị sai font tiếng việt khi sử dụng CCCD đi khám bệnh thay thẻ BHYT, một số đầu quét mã của 1 số đơn vị chưa đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chung.

+ Cổng tiếp nhận thông tin khám chữa bệnh BHYT không phân quyền nên các cơ sở khám chữa bệnh không thống kê được kết quả khám chữa bệnh bằng căn cước công dân hàng ngày để Sở Y tế tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2.2. Về nội dung thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

- Khó khăn trong thanh toán đối với trường hợp bệnh nhân tạm ứng thừa, bệnh viện không thể chi trả số tiền thừa bằng tài khoản của bệnh viện mà phải dùng tiền mặt; Khó khăn trong cơ chế chi trả phí dịch vụ trong trường hợp bệnh nhân đã thanh toán nhưng sau đó lại hủy dịch vụ.

- Chiếm tỉ lệ cao số lượng bệnh nhân đến khám điều trị các bệnh mạn tính hàng tháng là các bệnh nhân cao tuổi nên chưa biết chuyển khoản, chưa biết thanh toán không dùng tiền mặt (khoảng 50 % bệnh nhân đến khám bệnh BHYT là đối tượng cao tuổi)

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024

-   Hoàn thành kế hoạch và các chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án 06 đã đề ra.

-   Triển khai thực hiện thành công 02 mô hình thuộc ngành y tế bao gồm:

+ Triển khai khám chữa bệnh sử dụng căn cước công dân và ứng dụng VNeID.

+ Tích hợp thông tin sổ Sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID.

- Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp biết được lợi ích thiết thực, để tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ đề án;

- Thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của Đề án 06; xác định rõ đây là nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm của Ngành Y tế.

- Phối hợp với Công an tỉnh, BHXH tỉnh và các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các nội dung khác trong Đề án 06.

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Để thực hiện được các giải pháp nêu trên, ngành y tế có một số đề xuất, kiến nghị như sau:

- Cơ quan BHXH có hướng dẫn, quy định cụ thể đối với các trường hợp không tra cứu được số sổ BHXH; Cổng tiếp nhận BHXH xây dựng thêm một số chức năng hỗ trợ trong việc giám sát số lượng, chất lượng liên thông giấy tờ của người bệnh lên Cổng giám định BHYT.

- Tăng cường rà soát thông tin và tích hợp thông tin công dân trên CCCD gắn chíp điện tử trên địa bàn tỉnh; Khắc phục những thông tin sai sót trong tích hợp nhanh chóng cho công dân. Cử đầu mối tiếp nhận các thông tin sai sót trên CCCD trong khi triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD.

- Đẩy mạnh tiến độ xác thực trên VNeID.

- Các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông tới công dân lợi ích của sử dụng CCCD gắn chíp điện tử, tiện ích của việc đăng ký khám BHYT bằng thẻ CCCD và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

Mạnh Cường

Các tin khác